Theo quan niệm phong thủy, đặt những thứ này lên ban thờ Thần Tài hoặc ban thờ Ông Địa sẽ giúp gia đạo bình an, đường tài lộc hanh thông hơn.
Đối với những gia đình làm ăn kinh doanh buôn bán, hoặc tại các công ty, cửa hàng,… thường bày bàn thờ Thần Tài, Ông Địa để mong đón tài hút lộc, việc làm ăn hanh thông, thuận buồm xuôi gió. Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa thường được đặt ở một góc nhà, ở dưới đất và trước cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc.
Sau lưng bàn thờ Thần Tài, Ông Địa phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ. Vì theo quan niệm phong thủy, tài lộc không tụ được. Hai bên bàn thờ, theo hướng từ ngoài nhìn vào thì bên trái đặt ông Thần Tài, bên phải đặt ông Thổ Địa.
Đặt 1 củ tỏi lên bàn thờ thần Tài
Phong thủy cho rằng nên bày tỏi để có 2 vị thần dễ dàng bài trừ “các đạo chích vong binh” ám muội. Giúp đường tài vận của gia đình được hanh thông, gia đạo bình an hơn.
Thêm nữa, các bạn cũng nên đặt thêm một Ông Cóc (Thiềm Thừ) ở bên trái, nhớ ra sáng quay cóc ra, tối quay mặt cóc vào để tiền bạc và phúc khí không bị trôi ra ngoài nhé.
Cóc thiềm thừ
Cóc thiềm thừ (cóc ngậm tiền) là một vật phẩm phong thủy được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là giới doanh nhân. Nó gắn liền với câu chuyện “Lưu Hải câu Cóc”, được tương truyền rằng khi cóc ngậm tiền xuất hiện gần nhà ai vào đêm rằm thì nhà đó sẽ nhận được nhiều tài lộc, phú quý.Từ đó, cóc ngậm tiền trở thành linh vật biểu trưng cho sự giàu có, thịnh vượng.
Nhiều người quan niệm rằng, đặt cóc ngậm tiền trên bàn thờ Thần Tài (trước ông Thần Tài), sáng quay đầu ra ngoài, tối lại quay vào tương đương với ý nghĩa là sáng cho cóc ra ngoài kiếm tiền, tối lại cất vào cho chủ. Như vậy, tiền bạc và phúc khí không bị trôi ra ngoài.
Người mệnh Thủy nên chọn cóc ngậm tiền màu đen, xanh lá cây, xanh nước biển; người mệnh Hỏa nên chọn cóc thiềm thừ màu đỏ hoặc xanh lá; mệnh Thổ nên chọn màu vàng nâu, vàng nhạt hoặc màu đỏ; mệnh Kim nên chọn màu bạc hoặc vàng.
Một số lưu ý khác khi lập bàn thờ Thần Tài
Khi lập thờ thần Tài, gia chủ nhớ tuân thủ 1 số quy tắc sau để việc cúng bái được linh nghiệm nhất:
– Trước khi đặt lên bàn thờ, gia chủ nên nhớ rửa Thần Tài bằng nước lá bưởi cho sạch và thơm.
– Vào những ngày: Mùng 10 âm lịch tháng giêng, ngày cuối tháng, ngày 14 âm lịch thì gia chủ nên dùng nước hoa bưởi hoặc nước rượu lau bàn thờ. Đặc biệt lưu ý khăn lau và khăn tắm cho thần tài không được dùng vào việc khác.
– Trong 100 ngày đầu tiên khi mới lập thờ Thần Tài cần thắp hương liên tục để bàn thờ tụ khí. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập.
– Tuyệt đối không được đặt thờ Thần Tài ngay dưới hoặc đối diện đèn, gương, nhà vệ sinh, chậu rửa tay, bị góc nhọn đâm vào, quá nhiều ánh sáng…
–Không đặt thờ Thần Tài bên dưới hoặc ngay cạnh thờ tổ tiên
– Lộc cúng không chia cho người ngoài vì như thế là chia hết lộc, chỉ nên để cho người trong nhà ăn thôi.