×
×

Người cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn? Cụ thể thế nào?

Bạn đọc có email [email protected] gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, người cha có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn không?


Luật gia Nguyễn Thị Hoài Anh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 3, Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Khoản 3 và Khoản 4, Điều 6 Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình (có hiệu lực từ ngày 1.7.2024) quy định về giải quyết việc nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

3. “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

b) Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

c) Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

4. Trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha không tốt hơn điều kiện của người mẹ hướng dẫn tại khoản 3 điều này thì tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.

Như vậy, người cha có thể có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định được trích dẫn ở trên.

Related Posts

Từ 1/2025, 5 loại đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ: Xem đất nhà bạn có thuộc diện này không

Đất không giấy tờ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định trước 7/2014, không vi phạm, không tranh chấp sẽ được Nhà nước cấp…

Từ hôm nay: Lương cơ sở là 2,34 triệu đồng, lương hưu tăng 15%, có nhóm được tăng 2 lần khiến cả nước hân hoan

Tăng 30% lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng/thángTừ hôm nay, ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở chỉnh thức được điều chỉnh tăng từ…

Cô bạn thân vay n-ó-ng của tôi 50 triệu, trễ hẹn trả, cô ấy vẫn dây dưa không chịu đưa, còn ỡm ờ treo áo khoác đòi lấy 1 đ-êm trả bù, tiếc tiền tôi đồng ý để rồi nhận cái kết ối dồi ôi

Cách đây khoảng 4 tháng, cô bạn thân tên Liên bất ngờ gọi điện cho tôi hỏi vay 50 triệu. Tôi 25 tuổi, độc thân, lương mỗi…

Từ giờ, mức ph-ạt nồng độ c-ồn với ô tô và xe máy là bao nhiêu? Nếu vi phạm có bị giữ xe và tước bằng lái hay không?

Tìm hiểu về mức vi phạm nồng độ cồn và hình thức xử phạt tại thời điểm hiện nay. Liên hoan, tụ tập và uống bia rượu…

Rán mỡ đừng cho muối: Thêm 1 thứ, mỡ màu trắng thơm, để cả năm không bị hỏng, ai không biết quá phí

Có một bí quyết đơn giản giúp mỡ heo rán ra màu trắng thơm và bảo quản được cả năm mà không bị hỏng. Mỡ heo là…

Suốt một tuần sau đám cưới, ngày nào con dâu cũng giặt ga giường, mẹ chồng lén vào phòng kiểm tra thì c-h-ết đứng vì sự thật đ-au lòng, thương con dâu đến th-ắt ru-ột

Suốt một tuần sau đám cưới, ngày nào con dâu cũng giặt ga giường. Có cậu con trai lêu lổng không chịu học hành và không có…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

" "