Theo phong thủy, có một số tuổi, mệnh không nên trồng cây lưỡi hổ để tránh rước họa vào nhà. Bạn có nằm trong số đó không?
Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ
Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.
Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.
Tuy nhiên, Lưỡi hổ có nhiều loại, mỗi loại sẽ phù hợp với những tuổi và mệnh khác nhau. Vì vậy những người thuộc tuổi và mệnh dưới đây là đại kỵ, không nên trồng cây lưỡi hổ.
Tuổi nào, mệnh nào đại kỵ trồng cây lưỡi hổ?
Cây lưỡi hổ xanhNhững người thuộc mệnh Kim trồng cây lưỡng hổ sẽ hút tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên, theo thuyết ngũ hành, Kim khắc với Mộc. Vì vậy, người thuộc mệnh Mộc sẽ không phù hợp với cây lưỡi hổ xanh.
Một số tuổi thuộc mệnh Mộc gồm Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003)…
Cây lưỡi hổ trắng
Cây lưỡi hổ trắng có phiến lá phủ một lớp sáp bạc trông khá đặc biệt và ấn tượng. Hình dáng của cây nhỏ nhắn, phù hợp với việc trồng trong nhà, văn phòng. Tương tự với cây lưỡi hổ xanh, người thuộc mệnh Mộc sẽ không hợp để trồng cây lưỡi hổ trắng.
Cây lưỡi hổ vàng
Theo các chuyên gia phong thủy, cây lưỡi hổ vàng thuộc Thổ. Cây lưỡi hổ vàng có màu sắc rất đặc trưng với phiến lá có viền vàng và dải màu xanh ở giữa. Theo quy tắc tương khắc trong ngũ hành, Thổ sẽ khắc Thủy. Do đó, người thuộc mệnh Thủy sẽ không hợp để trồng cây lưỡi hổ vàng.
Một số tuổi thuộc mệnh Thủy: Bính Tý (1936, 1996), Đinh Sửu (1937, 1997), Giáp Thân (1944, 1998), Ất Dậu (1945, 1999), Nhâm Thìn (1952, 2000), Quý Tỵ (1953, 2001), Bính Ngọ (1966, 2002), Đinh Mùi (1967, 2003), Giáp Dần (1968, 2004), Ất Mão (1975, 2005), Nhâm Tuất (1982), Quý Hợi (1983)…
Cây lưỡi hổ viền vàng
Cây lưỡi hổ viền vàng cũng là giống lưỡi hổ phổ biến, được trồng rất nhiều. Cây có phiến lá xanh sẫm, phần viền lá có màu vàng. Cây có thuộc tính Thổ. Theo ngũ hành, Thổ khắc Thủy. Do đó, cây lưỡi hổ viền vàng cũng sẽ không phù hợp với những người mệnh Thủy đã kể trên.
Những lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà
Ánh sáng cho cây đây là loại cây ưa nóng và chịu rét rất kém. Cây sẽ phát triển khoẻ mạnh ở trong nhà hay nơi có bóng râm.
Lưỡi hổ là loại cây không kén đất, có thể sống với mọi loại đất từ đất khô cằn đến đất pha cát, sỏi. Để tăng sự phát triển tốt cho cây ta nên trồng ở đất có độ kiềm cao.
Cây lưỡi hổ không cần tưới quá nhiều nước vì dễ bị úng nước, cần hạn chế tưới nước và lưu ý đến độ thoát nước của đất.