Chuyện nữ sinh Quảng Nam t.ự t.ử do trượt đại học cho thấy nhiều bạn trẻ chưa được trang bị gì ngoài kiến thức khi vào đời, dẫn đến việc coi hỏng thi là tận thế.
Một nữ sinh ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam treo cổ tự tử chiều 5/10, được cho là do đau khổ vì không đủ điểm vào Đại học Luật như mong muốn. Gia cảnh khó khăn, mẹ mất sớm, bố không có việc làm ổn định, phải chăng thiếu nữ này coi việc đỗ đại học là con dốc nhất định phải vượt qua để thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, và rồi tuyệt vọng khi không đạt mục tiêu ấy?
Trước đó, không ít chàng trai, cô gái vừa rời trường trung học tự tìm đến cái chết do không nhận được kết quả mong muốn trong kỳ thi/tuyển vào đại học. Tại huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi, em Nguyễn Tấn T. đóng cửa tưới xăng tự thiêu tại nhà riêng sau kỳ thi năm 2014. Tâm sự với bố trước khi làm chuyện dại dột này, T. cho biết em muốn chết vì quá nhục nhã khi không đỗ đại học, làm xấu hổ cho gia đình.
Lê Kim M. (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cũng chọn cái chết vào năm 2013 sau khi nhận kết quả thi. Ngoài cảm giác thất vọng, M. còn hoang mang, chán nản vì có cảm giác bị người thân lạnh nhạt, xung quanh lời ra tiếng vào; và nhảy cầu tự tử là cách em chạy trốn thực tại…
(Ảnh minh họa)
Điểm chung của những vụ tự sát này là nạn nhân đều coi trượt đại học là bi kịch khủng khiếp, cả thế giới dường như sụp đổ, đến mức khiến các em cảm thấy mình không còn hy vọng hoặc không đủ khả năng đối mặt. Vì đâu mà kết quả thi được xem là yếu tố quyết định cả cuộc đời như vậy? Chính là bởi tầm quan trọng của nó bị nâng lên quá mức trong nhiều thập kỷ, những năm gần đây tuy có giảm nhưng vẫn còn rất nặng nề.
Điều này có lẽ bắt nguồn sâu xa từ truyền thống khoa cử của Việt Nam, khi hầu như mọi người chỉ nhìn thấy một con đường để thành công, thoát nghèo, đó là “đỗ đạt làm quan”. Cùng với lều chõng, sĩ tử vác theo cả kỳ vọng của gia đình, dòng tộc khi lên kinh ứng thí. Các kỳ thi chọn nhân tài vì vậy được coi là cuộc “vượt vũ môn” khốc liệt, nếu qua được thì cá chép hóa rồng, một bước đổi đời, còn nếu không qua thì mèo lại hoàn mèo.
Các kỳ thi đại học thời hiện đại không hề giống thế nhưng trong thời gian dài vẫn được coi là bước ngoặt quyết định tương lai, thành bại của những con người vừa bước vào tuổi thành niên. Với các gia đình lao động nghèo, đó là cánh cửa mở ra thế giới mới. Còn với các gia đình trí thức, đỗ đại học được coi là điều bắt buộc tối thiểu để duy trì vị thế, phát triển bản thân.
Làm thầy hay làm thợ, sướng hay khổ, điều này cứ bị gắn vào kết quả kỳ thi đại học. Bởi thế mới có những ông bố, bà mẹ dù ốm yếu cũng đi làm ô sin hay cửu vạn để nuôi giấc mộng cử nhân cho con, mới có hàng loạt bệnh nhân rối loạn tâm thần xuất hiện sau mỗi kỳ tuyển sinh, hay những người trượt nhiều năm liền vẫn cố sống cố chết thi lại, dù bố mẹ đã mỏi mòn, kiệt lực… Mang tinh thần vượt vũ môn vào kỳ tuyển sinh đại học, nhiều em tưởng như cánh cửa tương lai đóng lại với mình khi hỏng thi, không biết rằng còn có nhiều lối khác để bước vào đời. Càng bị đè nặng bởi kỳ vọng của bản thân và cha mẹ, nỗi tuyệt vọng càng sâu.
Ngoài ám ảnh mang tính định kiến về tầm quan trọng của việc vào đại học, những cái chết đau xót này còn xuất phát từ một thực tế: Học trò dường như chỉ được trang bị kiến thức mà bỏ qua những hành trang khác, giống như chế độ dinh dưỡng chỉ cung cấp calo mà quên đi các vitamin, khoáng chất. Hậu quả là trẻ không có sức đề kháng trước những cơn “trái gió trở trời” của cuộc sống, như cái cây dễ ngã rạp chỉ sau trận gió nhẹ.
Để không còn những vụ tự tử do hỏng thi, cha mẹ, thầy cô cần dạy trẻ cách chấp nhận thất bại, coi nó thường tình như “nắng mưa là bệnh của trời”, như những nấc thang đi đến sự trưởng thành. Trẻ cần có tinh thần sẵn sàng đối mặt và vượt qua thất bại.
Mặt khác, hãy trả kỳ thi tuyển đại học về đúng với tầm quan trọng của nó, để các cô cậu học trò hiểu rằng, cho dù đỗ thủ khoa vào trường tốt, chặng đường “hóa rồng” vẫn còn rất xa. “Vũ môn” thực sự không nằm ở đây, nên vấp ngã ở chặng này không có nghĩa là tận thế.
News
Biết bồ đến tận nhà đòi đá::nh gh::en với vợ. Chị vợ chẳng chút nao núng mà cười tươi chỉ thẳng mặt ả ta: “Làm bồ nên biết thân phận của mình đi, cô không có cửa đâu” và cái kết khiến ả kh::óc th::ét
Câu nói của chị không chỉ khiến ả bồ muối mặt mà chồng chị cũng phải ‘tái mặt’. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Bất…
Một lần dẫn con trai đi khám trong bệnh viện, tôi đ::au đ::ớn khi biết được sự thật của gã chồng b:;ội b::ạc suốt 10 năm mình chung sống
Từ ngày quen chồng gia đình tôi đã không đồng ý. Vì cha tôi là người trọng môn đăng hộ đối, còn gia cảnh nhà anh lại…
Cảnh phim gây s::ố::c nhất phim ‘Độc đạo’ gây bão mạng xã hội với triệu lượt xem và bình luận
Màn tình tứ của Dũng “kính” và người tình đồng giới trong tập 29 phim “Độc đạo” gây bão mạng xã hội với triệu lượt xem và…
Chồng mất, tôi ở vậy nuôi cả con chung lẫn con riêng của chồng. Nhà chồng chẳng ai đoái hoài hay giúp đỡ lấy 1 đồng. Ki::nh kh::ủng nhất đúng ngày giỗ đầu của anh mẹ chồng sang mắ::ng con dâu là “k::ẻ s::át phu” và đòi nhà cho con trai út lấy vợ trong khi bà có tận 3 cái nhà riêng. Bà cho mẹ con tôi đúng 1 tuần để chuyển. Quá u::ất ứ::c, bố tôi sang đón luôn con dâu và 2 đứa cháu về rồi đặt cái mâm này trước cửa nhà thông gia. Ngay tối đó bà ta nhận quả báo…
Tôi thật không tin nổi trên đời lại có người khinh rẻ máu mủ ruột thịt của mình một cách quá đáng như thế. Chị gái tôi…
Bố tôi sang tận nhà thông gia đón con gái về khi phát hiện việc con rể lén lút làm những việc “Trông rất ngứa mắt” với vợ cũ sau lưng con gái mình
Chị tôi bảo thà chồng ngoại tình phản bội chị còn thấy dễ chịu hơn. Đằng này anh lại làm một việc thật khó tha thứ… Nay…
23t cưới chồng 80t dù bị bố mẹ từ mặt nhưng tôi quyết lấy bằng được. Suốt những tháng ngày sau đó đêm nào tôi cũng phải ph::ục v::ụ chồng mệt phờ đến 3h sáng mới được đi ngủ. Được 6 tháng thì chồng tôi nhận tin gi::ữ. Ngày làm đám tang chồng tôi ng::ã qu::ỵ khi thấy di chúc của chồng dành cho mình…
Chào mọi người, em năm nay 25 tuổi, đã trải qua một đời chồng, hay nói cách khác thì em vừa trở thành phụ nữ góa chồng….
End of content
No more pages to load