×

Phòng tắm dùng xong nên đóng hay mở cửa: Nhiều người sai cả chục năm mà không biết

Trên thực tế, phòng tắm là nơi không được thông gió tốt, vì vậy rất dễ sinh ra vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Phòng tắm là nơi được mọi người sử dụng hàng ngày, lúc nào cũng ẩm ướt. Thậm chí sau một thời gian sử dụng phòng tắm còn có thể bị ẩm mốc, có mùi khó chịu. Vì vậy, nhiều người có thói quen mở cửa phòng tắm để không khí lưu thông, giúp bên trong phòng khô ráo hơn.

Hiện nay, nhiều phòng tắm được thiết kế kèm luôn nhà vệ sinh. Vì vậy một số người muốn đóng cửa phòng tắm sau khi sử dụng để ngăn vi khuẩn, mùi hôi.

Vậy đâu là lựa chọn đúng?

Phòng tắm dùng xong nên đóng hay mở cửa: Đáp án đơn giản nhưng nhiều người vẫn làm sai - Ảnh 1.

Trên thực tế, phòng tắm là nơi không được thông gió tốt, vì vậy rất dễ sinh ra vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy. Đặc biệt, sau mỗi lần sử dụng, vi khuẩn trong phòng tắm sẽ tăng mạnh và cũng sinh ra mùi khó chịu. Nếu mở cửa để thông gió cho phòng tắm thì vi khuẩn và mùi hôi có thể lan ra các phòng khác. Điều gây ra bất lợi đối với sức khỏe của gia đình.

Vì vậy, sau khi sử dụng nhà tắm, bạn nên đóng cửa phòng. Tốt nhất nên lắp quạt thông gió bên trong để tăng sự lưu thông không khí hoặc mở các cửa sổ thông gió trong phòng để giữ cho phòng tắm khô ráo, ngăn vi khuẩn và hơi ẩm xâm nhập.

Nếu phòng tắm và phòng vệ sinh được bố trí chung một phòng, bạn có thể lắp tấm rèm cản nước để ngăn cách khu vực khô và ướt trong phòng. Việc này cũng giúp kéo dài tuổi thọ của các thiết bị, tủ đồ trong phòng tắm.

Phòng tắm dùng xong nên đóng hay mở cửa: Đáp án đơn giản nhưng nhiều người vẫn làm sai - Ảnh 2.

Nếu để thùng rác trong nhà tắm, bạn nên sử dụng loại thùng rác có nắp đậy. Điều này có thể ngăn chặn vi khuẩn và mùi hôi phát tán trong không khí.

Ngoài ra, hãy thường xuyên dọn dẹp và vứt rác, tránh để rác thải trong nhà tắm quá lâu vì nơi này ẩm ướt nên vi khuẩn sinh sôi rất nhanh.

Ngoài ra có ột số đồ vật không nên để trong nhà tắm

Chúng ta dành nhiều thời gian trong nhà tắm mỗi ngày nhưng có những đồ vật lại không nên để trong nhà tắm, thậm chí nếu để lâu dài có thể gây hại cho bản thân bạn.

Phòng tắm dùng xong nên đóng hay mở cửa: Đáp án đơn giản nhưng nhiều người vẫn làm sai - Ảnh 3.

Thùng rác không nắp

Khăn giấy dùng sau khi đi vệ sinh sẽ có rất nhiều vi khuẩn và chất bẩn. Nếu thùng rác không có nắp đậy, những vi khuẩn này sẽ trôi nổi trong bồn cầu và xâm nhập vào cơ thể chúng ta, gây ra vô số bệnh tật. Nếu bạn thường thích đặt thùng rác bên cạnh bồn cầu, tốt nhất nên chọn loại có nắp đậy, cứ một – hai ngày lại thay túi rác. Như vậy mới sạch sẽ hợp vệ sinh, không có vi khuẩn.

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 1.

Cây xanh

Cây xanh khi ở nơi tối tăm ẩm ướt sẽ thu hút các côn trùng nhỏ. Bản thân phòng tắm cũng dễ sinh vi khuẩn và là môi trường để côn trùng đẻ trứng. Không chỉ vậy, cây xanh cũng sẽ thải ra một lượng lớn khí cacbonic về đêm, gây hại cho sức khỏe.

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 2.
Nếu bạn muốn thanh lọc không khí trong phòng tắm, bạn có thể đặt một số dầu thơm hoặc chất khử mùi. Hoặc mở cửa sổ và quạt thông gió thường xuyên, hiệu quả sẽ tốt hơn so với đặt cây xanh.

Quần áo ướt

Nhiều gia đình giặt xong quần áo thường để trong phòng tắm. Lúc này, quần áo ẩm ướt không những làm tăng độ ẩm của phòng tắm mà còn sinh sôi vi khuẩn và trở nên có mùi. Nó có thể sinh ra nấm mốc, khi mặc lên người gây mẫn cảm cho da.

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 3.
Vì vậy, tốt nhất không nên phơi quần áo trong nhà tắm. Bạn cần dùng máy sấy để sấy khô hoặc phơi ngoài ban công.

Giỏ đựng quần áo

Giỏ đựng quần áo chắc chắn là rất tiện lợi bởi bạn chỉ cần tắm xong là cho quần áo vào. Tuy nhiên, môi trường ẩm ướt trong phòng tắm là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn ẩm mốc sinh sôi. Ngay cả chế độ giặt nước nóng cũng chưa chắc đã loại bỏ được chúng

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 3.
Khăn tắm

Phòng tắm luôn trong tình trạng tối tăm và ẩm ướt quanh năm. Khi khăn tắm được đặt trực tiếp trong phòng này, rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn sẽ bám vào. Lúc này, chúng ta sử dụng khăn bẩn để lau mặt và cơ thể hàng ngày sẽ gây tình trạng kích ứng, khiến da ngứa ngáy.

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 12.

Việc giữ những chiếc khăn ẩm, đã qua sử dụng của bạn trong phòng tắm có thể là một nguyên nhân khiến da bạn dần xấu đi. Độ ấm cao khiến cho phòng tắm trở thành nơi sinh sản hoàn hảo của vi khuẩn và khăn tắm sẽ truyền sang da bạn. Tốt nhất, bạn nên giặt khăn sau 3 lần sử dụng và để khăn khô hẳn rồi mới sử dụng tiếp.

Do đó, bạn cần giặt sạch khăn tắm đã sử dụng và phơi ngoài ban công, hoặc lắp đặt giá treo khăn điện trong phòng tắm để giải quyết vấn đề này.

Bàn chải đánh răng

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 5.
Nếu nhà bạn có bồn vệ sinh chung với nhà tắm thì không nên để bàn chải ở trong vì khi bạn xả bồn cầu không đóng nắp đậy, vi khuẩn có thể bắn ra xung quanh đến tận 15m và bám lại trên bàn chải đánh răng của bạn. Các nha sĩ khuyên bạn nên để bàn chải đánh răng càng xa nhà vệ sinh càng tốt, ở nơi khô ráo hoàn toàn.

Đồ điện không chống nước

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 6.
Sẽ thật tuyệt khi vừa được tắm vừa nghe nhạc, nhún nhảy theo từng giai điệu nhưng hãy bỏ thói quen này nếu bạn đang sử dụng ipod hoặc các máy nghe nhạc thông thường, không có chức năng chống thấm nước. Độ ẩm cao sẽ làm chúng bị hỏng.

Xà phòng

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 9.
Việc để xà phòng gần dòng nước trực tiếp từ vòi hoa sen có thể làm giảm thời hạn sử dụng. Nước sẽ phá vỡ xà phòng và cặn sẽ tích tụ trong bồn tắm. Cách tốt nhất để bảo quản xà phòng của bạn là để trên đĩa có lỗ để khô, cách xa vòi hoa sen.

Dao cạo râu

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 13.
Hơi nước trong vòi hoa sen và sự tích tụ của độ ẩm có thể làm gỉ lưỡi dao cạo, do đó nó có thể làm hỏng da của bạn. Ngay cả khi bạn vệ sinh đúng cách và lau khô sau khi sử dụng, việc bảo quản trong môi trường phòng tắm ẩm ướt sẽ làm giảm tuổi thọ của dao cạo.

Điện thoại

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 16.
Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh không phải thói quen tốt và việc mang điện thoại vào phòng tắm cũng không an toàn. Sử dụng điện thoại trong khi ngâm mình trong bồn tắm là điều nguy hiểm. Nếu bạn thích nghe nhạc trong khi tắm, nên đầu tư một chiếc loa không thấm nước, sẽ an toàn hơn.

Áo choàng tắm

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 17.
Giống như khăn tắm, áo choàng ẩm có thể chứa vi trùng và vi khuẩn, độ ẩm có thể khiến chúng có mùi khó chịu. Nếu mặc một chiếc áo choàng tắm ẩm ướt ngay sau khi tắm, bạn có thể coi việc tắm của mình là vô nghĩa. Thay vì treo áo trên móc trong phòng tắm, hãy treo ở nơi khô thoáng.

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 11.

Thùng đựng cát vệ sinh mèo/chó: Độ ẩm có thể làm ẩm cát, đồng thời phân tán vi khuẩn của cát ra khắp nhà vệ sinh. Các nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên đặt cát vệ sinh của thú cưng ở nơi thoáng khí, khô ráo.

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 13.

Độ ẩm là kẻ thù của các loại bông, băng, giấy vệ sinh. Vật liệu này dễ bị nhiễm nấm mốc và vi khuẩn gây ảnh hưởng sức khoẻ của bạn. Hãy bảo quản gói đồ vệ sinh phụ nữ ở nơi khô ráo, thoáng gió để bảo vệ sức khoẻ.

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 14.

Bạn không nên để các loại thuốc trong các ngăn tủ hoặc kệ ở nhà vệ sinh. Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm cũng có thể làm thay đổi thành phần hoá học của sản phẩm.

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 15.

Các dụng cụ bằng kim loại dùng để vệ sinh cá nhân như nhíp, cắt móng tay chân… có thể bị gỉ sét nếu bạn đặt chúng trong nhà tắm ẩm ướt.

Nguy cơ mắc bệnh từ phòng vệ sinh chỉ vì những thứ nhà nào cũng có này - Ảnh 16.

Máy sấy có thể chập cháy, gây giật điện nếu bạn đặt và sử dụng chúng trong nhà tắm

Related Posts

10 trường hợp xây nhà không cần xin giấy phép xây dựng từ 1/2025

Giấy phép xây dựng nhà ở là gì?Giấy phép xây dựng là loại giấy tờ bắt buộc mà khi cơ quan đoàn thể, hay tổ chức cá…

Ngành học được Bộ GD&ĐT ưu ái thu nhập cực cao hiện nay

Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi một văn bản tới các trường học, đề cập đến việc thực hiện chương trình “Phát triển…

Muốn rã đông cá đừng thêm nước mà làm thịt cá mất ngon, chỉ cần đúng 1 bước rã đông cực nhanh, không tanh, không mất chất

Rã đông cá sai cách có thể làm mất đi hương vị và độ tươi ngon của chúng. Tuy nhiên, tôi đã được một đầu bếp nhà…

Trứng gà chọn quả to hay nhỏ thì trứng ngon, nhiều lòng đỏ? Chuyên gia khẳng định điều nhiều người vẫn đang nghĩ sai

Trứng gà là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng…

Trương Ngọc Ánh nói về việc “muốn yêu lần nữa”, tiết lộ mối quan hệ với chồng cũ Trần Bảo Sơn

Mới đây, chia sẻ với SAOstar, Trương Ngọc Ánh nói về khoảnh khắc hội ngộ chồng cũ. Nữ diễn viên hài hước thốt lên: “Chắc xem hình xong, nhiều…

NSƯT Chí Trung cảm thấy s;:ốc khi vợ cũ Ngọc Huyền muốn ly hôn

Mới đây,NSƯT Chí Trung dã đăng tải clip tâm sự về cái được và mất trong cuộc đời của mình. Anh cho biết vào năm 1978 khi học hết lớp…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *