×

Từng 2 lần b.ỏ học vì nhà quá nghèo, 10 năm đi học bằng chiếc xe đạp cũ n.át nam sinh vẫn xuất sắc trở thành thủ khoa ĐH Dược

Đỗ thủ khoa Đại học Dược Hà Nội với 29 điểm, Lê Đức Duẩn từng có hai lần bỏ học vì gia cảnh quá nghèo, không đủ tiền trang trải học phí.

Mơ làm dược sĩ giỏi

Hơn một tuần kể từ ngày nhận tin đỗ thủ khoa Đại học Dược Hà Nội (toán: 9,75, lý: 9,5; hóa 9,75), ngôi nhà cấp bốn đang xuống cấp, tổ ấm của Lê Đức Duẩn, ở xóm Nhị Khê (xã Hoàng Long, H.Phú Xuyên, Hà Nội) thường xuyên có khách ghé qua. Ngoài hàng xóm láng giềng, bạn học thậm chí thầy cô giáo Trường THPT Đồng Quan vẫn qua lại chúc mừng. Chẳng mấy chốc, câu chuyện Duẩn đỗ đầu vào Đại học Dược Hà Nội lan khắp làng trên xóm dưới.

Mừng cho Duẩn nhưng nhìn gia cảnh hiện tại, nhiều người ái ngại, chẳng biết mẹ con Duẩn chèo chống ra sao khi em vào đại học.

Lê Đức Duẩn lớn lên với tuổi thơ gian khó và đẫm nước mắt. Lên 8 tuổi, Duẩn mất anh trai vì căn bệnh ung thư máu. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai, 4 năm sau, bố Duẩn lặng lẽ qua đời sau 3 tháng điều trị ung thư gan.

Tiền chữa bệnh phần lớn vay mượn từ anh em họ hàng. Chạy chữa mãi chẳng giữ được người, bố và anh trai lần lượt qua đời để lại mẹ con Duẩn côi cút và món nợ vài chục triệu đồng.

Bố mất, mẹ Duẩn – bà Ngiêm Thị Thu là lao động chính trong nhà. Một mình làm 3 sào ruộng, lúc nông nhàn, bà Thu tranh thủ làm thêm nghề xách vữa, chuyển vật liệu xây dựng cho công trình; đêm xuống lại ngồi gia công hoàn thiện sản phẩm mây tre đan nhưng thu nhập cũng chẳng đáng kể.

thủ khoa Đại học Dược Hà Nội


Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội – Lê Đức Duẩn

Duẩn cho biết, mẹ làm việc nặng nhọc, lại bị chứng bệnh thấp khớp hành hạ nên đau ốm liên miên. Thương mẹ, ngoài giờ học, Duẩn phụ làm việc nhà và gia công hoàn thiện các sản phẩm mây tre đan. Khi rỗi việc, anh em rủ nhau ra đồng kiếm con cua, mớ tép cải thiện bữa cơm nhà. Gánh chịu nỗi đau mất bố, anh trai, mẹ em suy sụp hoàn toàn tưởng chừng không thể gượng dậy.

“Cũng từ nỗi đau này, em luôn tâm nguyện sau này trở thành dược sĩ giỏi, nghiên cứu và bào chế nhiều loại thuốc chữa bệnh hiểm nghèo. Đỗ vào Đại học Dược Hà Nội, em đang có cơ hội thực hiện giấc mơ lớn trong đời”, Duẩn chia sẻ.

Đỗ đầu trong các kỳ thi

Duẩn đỗ thủ khoa với 29 điểm (chưa kể điểm cộng) là món quà bất ngờ dành tặng mẹ, thầy cô giáo tại Trường THPT Đồng Quan. Có 3 năm làm chủ nhiệm ở lớp Duẩn theo học, cô Nguyễn Thị Hường chia sẻ, ở trường Duẩn nổi tiếng là tấm gương có hiếu, lại học giỏi toàn diện. Lê Đức Duẩn là học sinh đạt điểm cao nhất, đỗ đầu ở tất cả các kỳ thi học kỳ hay thi thử đại học.

Nhớ lại thời gian vào lớp 10, cô Hường kể, lúc đến hạn thu các khoản đóng góp, Duẩn nghỉ học 2 tuần không rõ lý do. Tìm về nhà Duẩn, cô Hường mới hay hoàn cảnh học trò. Duẩn nghỉ học vì gia đình không lo nổi tiền học phí. Thương học trò, cô Hường đề nghị nhà trường miễn giảm toàn bộ các khoản đóng góp. Biết gia cảnh của Duẩn, các thầy cô trong trường đã miễn giảm học phí học ngoài giờ ở các lớp Duẩn đăng ký theo học.

“Nhà nghèo, Duẩn không tự ti nhưng ít nói. Ai cho gì, giúp gì cũng nhận và luôn trân trọng sự giúp đỡ ấy. Với hoàn cảnh đang trải qua, phải là người rất nghị lực, Duẩn mới có được thành công như ngày hôm nay”, cô Hường hết lời khen ngợi học trò.

Cô Hường cũng cho biết, hay tin Duẩn đỗ đại học, nhiều thầy cô chạy đôn đáo khắp nơi, tìm nhà hảo tâm hỗ trợ Duẩn trong những tháng đầu tiên em nhập học.


Ngoài thời gian học, Duẩn giúp mẹ hoàn thiện sản phẩm mây tre đan để kiếm thêm thu nhập –

Kể chuyện về cháu, bác ruột Lê Văn Đạt không giấu vẻ ngậm ngùi, ngoài năm học lớp 10, thì Duẩn cũng từng một lần bỏ học trước đó.

Đó là năm chuyển cấp lên lớp 6, cũng vì gia cảnh quá nghèo, mẹ thường xuyên đau ốm, không thể chu cấp cho hai anh em ăn học cùng lúc. Duẩn chấp nhận nghỉ học giữa chừng, nhường em trai đi học. Biết chuyện, ngoài cô bác trong họ tộc, thầy cô giáo cũng tìm về tận nhà động viên, thuyết phục mãi Duẩn mới chịu trở lại trường.

“Ở quê làm ruộng, gia đình ai cũng nghèo khó như nhau, mang tiếng là bác ruột, tôi chưa thể giúp gì cho cháu, ngoài những lời động viên”, ông Đạt phân trần.

Còn với bà Thu, niềm vui Duẩn đỗ thủ khoa phần nào xoa dịu nỗi đau mất chồng, mất con, và cũng giúp người phụ nữ này được tiếp thêm nghị lực gượng dậy tiếp sức, nuôi con ăn học.

Để có tiền đưa Duẩn đi thi, bà Thu phải gọi người đến nhà bán đi tạ thóc. Mới đây, khi hay tin Duẩn đỗ đại học, hội phụ nữ trong xóm chủ động ưu tiên, giúp đỡ bà Thu vay 8 triệu đồng theo chương trình đầu tư công trình nước sạch vệ sinh môi trường. Nhưng trước mắt, bà Thu dành toàn bộ số tiền này cho Duẩn nộp học phí.

“Đến khi hết khoản tiền này, tôi chưa biết trông cậy vào đâu. Nước đến đâu thì lo đến đó vậy, tôi sẽ cố gắng làm thêm nhiều việc để hỗ trợ con ăn học”, bà Thu nói.

Gác lại khó khăn đang chờ phía trước, chàng trai giàu nghị lực Lê Đức Duẩn vẫn tràn đầy tự tin trước ngày nhập học.

“Em đặt mục tiêu phải cố gắng học thật giỏi, giành học bổng để trang trải tiền học phí. Ngoài ra, em sẽ tìm việc làm thêm bên ngoài để ở quê mẹ và em trai đỡ khổ”, Duẩn chia sẻ.

Chiếc xe đạp cà tàng của Thủ khoa trường Đại học Dược

 Chiếc xe này được bà cho Duẩn năm lớp 3. Bà bảo rằng, bố Duẩn cũng từng đi chiếc xe này

 

Related Posts

Lê ăn vào mát người, bổ dưỡng nhưng có thể gây hại cho cơ thể nếu…

Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) Ảnh minh họa. Nguồn: INT Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) cần thận trọng khi sử dụng…

1 công ty vừa cung cấp 200 xe giường nằm cho doanh nghiệp vận tải Thanh Hoá: Tết năm nay về quê nhàn rồi

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế vừa ký hợp đồng cung ứng 200 xe giường nằm KimLong 99 và 50 xe minibus KimLong X9 cho…

Mẹ chồng hùng hổ đòi đu-ổi mẹ con tôi ra khỏi nhà, không phản kháng ầm ĩ mà tôi chỉ nhẹ nhàng quăng xấp ảnh xuống bàn rồi thẳng thừng tuyên bố một câu khiến bà khóc nức nở rồi quỳ lạy xin tôi tha thứ

Tôi đã nhẫn nhịn quá lâu, không thể im lặng được nữa. Tôi bỏ mặc bà đang đứng giữa nhà hùng hổ la mắng. Tôi đi thẳng…

Thứ người Việt mang đun bếp hoặc cho lợn ăn ở nước ngoài là một ‘mỏ tiền’, nhiều người muốn mua không có: Họ làm gì với nó?

khi ăn xong hạt, hầu hết mọi người thẳng tay vứt lõi ngô đi vì nghĩ chúng giờ trở thành đồ vô dụng. Ở quê, lõi ngô…

Từ ngày em chồng ly hôn, mẹ chồng bảo tôi cho em sang ở ké trong khi đang đi tìm nhà mới. 2 tuần, một tháng rồi nửa năm trôi qua vẫn chưa thấy mẹ con cô N rời đi, mọi thứ đã vượt quá giới hạn nên tôi quyết định nói 1 lần cho rõ mọi chuyện. Sau khi nghe tôi cất lời, mẹ con cô em lập tức khăn gói quả mướp rời đi, khi tôi lên dọn phòng thì ch-ế-t s-ững vì bức thư rơi ra từ tủ quần áo

Tôi có chồng được hơn một năm. Quả thật cuộc hôn nhân này đến với tôi khá chóng váng. Đến tuổi lấy chồng, tôi gặp chồng mình….

Bánh chưng Tết bị mốc, cắt phần bị mốc còn ăn được không? 10 nhà thì 9 nhà làm sai

Thời tiết Tết nóng, bánh chưng hay bị mốc, vậy tôi có nên cắt bỏ phần mốc, tiếp tục ăn phần còn lại không? (Thùy, 34 tuổi,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *