Năm nay dù đã 11 tuổi nhưng Phạm Văn Đạt vẫn chưa biết đọc, biết viết. Vì mặc cảm bố mẹ mắc bệnh xã hội nên việc học của em bị dang dở. Giờ thì em cũng chẳng còn bố mẹ trên đời nữa rồi.

Năm 2012, bé Phạm Văn Đạt (11 tuổi, ở xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) mất bố khi vừa tròn 1 tuổi. Rất may sau khi sinh con mẹ Đặt mới lây bệnh từ chồng nên Đạt không bị ảnh hưởng gì.

Cuộc sống của hai mẹ con sau khi bố mất rất khó khăn. Một phần tự ti vì bệnh tật, một phần do ảnh hưởng bởi sự kỳ thị, xa lánh ít nhiều của cộng đồng nên người mẹ không có công việc ổn định. Chị chỉ cấy mấy sào ruộng rồi đi mò cua bắt ốc kiếm sống.

Hai ông cháu bên ngôi nhà cũ nát bố mẹ Đạt để lại, sau đây cháu phải qua ở cùng nhà ông bà ngoại già yếu ở thôn bên cạnh. Ảnh: T.D

Cũng vì cái tiếng cả bố lẫn mẹ mắc bệnh xã hội, vậy nên việc học tập của Đạt cũng trở nên dang dở. Hồi học mẫu giáo rồi học lớp 1 mẹ toàn phải đưa Đạt đến lớp, cô giáo xếp cho 2 mẹ con ngồi 1 bàn.

Nhưng sau đó do áp lực quá lớn từ xung quanh, Đạt đã không thể tiếp tục đến trường. Hiện tại cậu bé đã 11 tuổi nhưng chưa biết đọc, biết viết nhưng giao tiếp rất nhanh nhẹn hoạt bát. Nếu được đi học thì cậu đã học tới lớp 6 rồi.

Cháu Đạt bên

Ngày ngày Đạt lại cùng mẹ rong ruổi khắp con sông, mương nội đồng gần nhà để mò cua ốc, bắt cá tôm để bán kiếm tiền nuôi nhau. Cứ ngỡ cậu bé sẽ được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Nhưng ngờ đâu tai họa một lần nữa ập đến với cậu bé tội nghiệp khi vào ngày 2.6 vừa qua mẹ Đạt chẳng may qua đời khi chị đi mò ốc dưới sông.

Sau 10 năm bố mất, mẹ lại ra đi chỗ dựa vững chắc của Đạt đã không còn. Hiện ông bà nội Đạt ở tận Điện Biên đã già yếu cả, ông bà ngoại ở gần thì cũng đã trên dưới 70, gần như không còn đủ khả năng nuôi dạy cháu trưởng thành. Nhìn đứa cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ ông ngoại không cầm nổi nước mắt.

Cháu Đạt tỏ ra khá thông minh, già dặn hơn tuổi. Ảnh: T.D

Ông chỉ mong muốn cháu được đến trường để có thể đọc thông viết thạo và có thể trở thành người có ích. Cháu sẽ có thể vượt qua được nghịch cảnh, tự chăm sóc cho bản thân mình khi ông bà không còn nữa.