Để nông nghiệp thực sự là trụ đỡ của nền kinh tế, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Việc thực hiện các chính sách đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy kinh tế – xã hội vùng nông thôn, miền núi.
Chính sách phù hợp
Thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, trong thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện 4 Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, gồm:
Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021 – 2025;
Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2025;
Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Các nghị quyết ra đời đã góp phần tạo điều kiện cho các địa phương đưa nhanh khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung, thực hiện chuyển dịch kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp, góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho các hộ dân vùng nông thôn, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
Đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra việc triển khai
các nghị quyết HĐND tỉnh tại xã Yên Phú (Hàm Yên).
Với ý tưởng khởi nghiệp bằng sản phẩm trà túi lọc đậu đen xanh lòng, chị Phạm Thị Hồng, thôn Ngọc Quang, xã Kim Bình (Chiêm Hóa) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, liên kết với các hộ nông dân xã Tri Phú phát triển vùng nguyên liệu.
Năm 2020, sản phẩm trà túi lọc đậu đen xanh lòng đã chính thức có mặt trên thị trường, đạt tiêu chuẩn ISO 9001 : 2015 và OCOP 4 sao.
Chị Hồng cho biết, để đầu tư cơ sở sản xuất, chị đã được vay 1,4 tỷ đồng theo Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Hiện vùng nguyên liệu sản xuất của chị Hồng đã phát triển gần 17 ha đậu đen hữu cơ, năng suất đạt 1,2 tấn/ha/vụ (mỗi năm 3 vụ). Với giá chị Hồng thu mua cho người dân là 45 triệu đồng/tấn, mỗi ha đậu đen 1 năm cho thu nhập lên tới 150 triệu đồng/năm.
Gia đình chị Ma Thị Nhược, thôn Phiêng Rào, xã Năng Khả (Na Hang) là một trong 8 hộ dân trong xã được vay vốn hỗ trợ nuôi trâu sinh sản theo Nghị quyết 03.
Chị Nhược cho biết: Chị đã được Ngân hàng Chính sách cho vay 100 triệu đồng với lãi suất ưu đãi trong thời gian 5 năm, chị mua 3 con trâu giống.
Chị dự tính năm sau, đàn trâu đẻ được 3 con nghé, nuôi thêm 1 năm nữa là có đủ tiền hoàn vốn. Chị bảo, nếu thuận lợi, lứa sau chị sẽ nhân đàn và làm đơn xin thoát nghèo.
Qua triển khai các nghị quyết, bước đầu đã có một số hợp tác xã, cá nhân triển khai dự án sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, chế biến nông sản, tạo động lực phát triển cho các địa phương, trong đó có 21 hợp tác xã được hỗ trợ thành lập mới.
Thông qua thực hiện chính sách đã khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Tính từ khi triển khai Nghị quyết 03 đã hỗ trợ 51 chủ thể sản phẩm OCOP xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
Mặc dù các nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp có sự lan tỏa, tác động tích cực đến việc thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân nhưng nhiều nội dung triển khai vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.
Theo báo cáo kết quả giám sát của HĐND tỉnh, việc phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ thực hiện còn khá lòng vòng, qua nhiều khâu thẩm định, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan mất nhiều thời gian.
Hiện tại chưa có hồ sơ đề nghị phê duyệt hỗ trợ liên kết nào gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, thành phố nên các đơn vị chủ trì cấp tỉnh, cấp huyện chưa thực hiện được trình tự, thủ tục hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị quyết 11.
Trong thực hiện Nghị quyết 03 còn 10/21 nội dung chính sách chưa giải ngân kinh phí hỗ trợ.
Đóng gói sản phẩm trà túi lọc đậu đen xanh lòng tại Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát, xã Tri Phú (Chiêm Hóa).
Báo cáo cũng đã đề xuất giải pháp đưa các chính sách hỗ trợ nông nghiệp đi vào đời sống cần phải được các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các nghị quyết đến mỗi người dân.
Đồng thời, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thẩm định dự án, cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Để đưa các chính sách hỗ trợ của tỉnh đến với người nông dân, các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân tiếp cận chính sách từ các nghị quyết của HĐND tỉnh.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền việc triển khai các nghị quyết theo từng lĩnh vực chuyên môn; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh.
Hội Nông dân tỉnh triển khai tuyên truyền các nghị quyết đến đông đảo hội viên thông qua các hội nghị tập huấn; quán triệt, triển khai các nghị quyết, các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; nghiệp vụ cho vay, thu nợ và quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ nông dân cấp cơ sở; hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa.
Đồng thời phổ biến và hướng dẫn cách thức tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn; hướng dẫn tạo tài khoản tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử; cách khởi tạo gian hàng, đưa sản phẩm lên gian hàng và theo dõi đơn hàng…
Với quyết tâm lớn của tỉnh trong việc thực hiện nhất quán các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tỉnh sẽ tiếp tục có thêm những khu nông nghiệp công nghệ cao, khu sản xuất siêu thâm canh tạo ra sản phẩm chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao, đưa chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp đi đến thành công, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng nông thôn miền núi.
News
Nhiều rào cản trong chế biến rau quả
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiện cả nước có khoảng 7.500 cơ sở chế biến, bảo quản trái cây, rau củ;…
Chuyện hy hữu người đàn ông bất ngờ sống lại sau 7 giờ nằm trong tủ đông
Một người đàn ông ở Ấn Độ được tuyên bố là đã chết và bị bỏ lại trong tủ đông của nhà xác qua đêm. Nhưng vào ngày hôm…
Xác ướp của nhà sư còn nguyên vẹn sau hàng trăm năm cùng nghi vấn “hồi sinh” rùng rợn gây chấn động giới khoa học
Hiện tượng xảy ra với xác ướp Lạt Ma Dashi đến nay vẫn là một bí ẩn lớn đối với các nhà khoa học. Suốt nhiều năm qua, giới khảo cổ học thế…
Căn bệnh hiếm gặp trên thế giới khiến cậu thanh niên gầy guộc vì cơ thể không thể… tích mỡ
Dylan Lombard (18 tuổi) đến từ Glasgow, Scotland, có một thân hình vô cùng gầy guộc bởi cậu mắc phải một chứng bệnh hiếm gặp chỉ có…
Bí ẩn hãi hùng về xác ướp 1.200 năm tuổi cuốn dây thừng trong ngôi mộ dưới lòng đất
Xác ướp 1.200 năm tuổi nằm trong một ngôi mộ dưới lòng đất ở Peru trong tư thế toàn thân bị dây thừng cuốn chặt và hai tay…
Tìm thấy lằng mộ Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia hãi hùng khi thấy số tượng này “biến sắc” và sự thật khiến nhiều người ngỡ ngàng
Sau khi tìm thấy lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, các chuyên gia khai quật được đội quân đất nung. Tuy nhiên, khi đưa ra khỏi mộ, số tượng này “biến…
End of content
No more pages to load