×

Nồi lòng phụ xe buýt: Có vị khách U50 quát tháo đòi ghế, phụ xe buýt liền nói 1 câu khiến cả xe tán thưởng, khách ngồi im re không dám nói nửa lời

Làm phụ xe buýt nhiều năm, anh Hùng chứng kiến nhiều kiểu hành khách. Nhưng anh đều biết cách ứng xử sao cho khéo léo để mọi chuyện êm đẹp, không gây rắc rối.

“Hành khách vô lý, tôi có cách xử lý ngay”

17 năm làm phụ xe buýt, 5 năm công tác tại Trung tâm Tân Đạt thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco), anh Đỗ Mạnh Hùng (SN 1972) luôn coi mình là người “điều phối viên”, ứng biến linh hoạt với mọi kiểu hành khách.

Lúc nào anh cũng tự nhủ, hành khách cũng có người này, người kia, có người văn minh lịch sự cũng có những người kém ứng xử. Nhưng dù thế nào, họ cũng là khách của mình và mình phải lựa để không xảy ra những m.âu th.uẫn, tình huống v.a chạ.m không đáng có trên xe buýt.
Anh Hùng nói về nguyên tắc làm việc của mình. 


Với phương châm làm việc phải theo nguyên tắc đúng, anh Hùng luôn biết cách ứng xử với những hành khách “mè nheo”, thích gây sự. Bên cạnh những vị khách lịch sự cũng có nhiều người ra oai, tỏ vẻ yango hoặc thích ăn v.ạ, gây nh.iễu trật tự công cộng.

“Lần đó có hai thanh niên ‘cậy gần nhà’ bắt xe buýt của tôi nhưng đi qua hai điểm mà họ vẫn không chịu trả tiền vé. Khi tôi hỏi tiền, cậu ta lên giọng, ra vẻ giang hồ, nói muốn đi nhờ. Nhưng tôi cương quyết không chấp nhận. Hai thanh niên ban đầu rất khó chịu, định giở thói hu.ng hă.ng nhưng tôi vẫn kiên quyết mời họ xuống xe. Cuối cùng, họ phải chịu”, anh Hùng kể và cho biết, không thể làm trái nguyên tắc vì còn người này, người nọ.

Anh cũng từng chứng kiến người s.ay rư.ợu, lên xe buýt rồi c.ởi trầ.n, nằm ra ghế dưới ngủ như nhà mình. Khi anh đến nhắc nhở thì họ bảo bị s.ay, không ngồi dậy trả tiền được. Trường hợp như vậy anh cũng kiên quyết mời xuống xe.

“Họ còn lên được xe, biết đi xe nào về nhà chứng tỏ chưa s.ay. Hành động cởi trần nằm ra ghế ảnh hưởng tới trật tự công cộng và các hành khách khác. Vì vậy bằng mọi cách tôi phải mời họ xuống hoặc bắt họ phải thực hiện những nguyên tắc như một hành khách bình thường”, anh Hùng chia sẻ thêm.

Trên xe buýt, chuyện nhường ghế cho người già, người t.àn t.ật, trẻ em và bà bầu vốn là chuyện mà các hành khách thường xuyên đi xe buýt đều hiểu. Theo anh, việc nhường ghế là tự nguyện, là ý thức của mỗi cá nhân. Nhưng có nhiều hành khách lại tự cho mình quyền “được nhường ghế”, gây mất trật tự và anh phải là người ra mặt giải quyết.

“Lần đó, có một vị khách gần 50 tuổi lên xe rồi nói oang oang, yêu cầu thanh niên ngồi dưới đứng lên nhường ghế cho mình. Thanh niên kia chưa kịp phản ứng thì vị khách này qu.át th.áo, khó chịu. Tôi thấy thái độ của vị khách hơi khi.ếm nh.ã nên ra nhắc nhở: ‘Anh ơi, yêu cầu anh giữ trật tự. Anh nhìn xem, trên xe còn rất nhiều người, nhiều người là bệnh nhân, người già. Tuổi của anh cũng chỉ chạc tuổi tôi, không có lý gì anh bắt người ta phải nhường ghế cho mình. Họ nhường hay không cũng chỉ trên tinh thần tự nguyện chứ không phải việc bắt buộc. Anh đi hai bến, chịu khó đứng một chút cũng được’, anh Hùng kể.

Sau lời nhắc nhở của phụ xe, vị khách cũng tỏ vẻ ái ngại, không ngồi vào ghế. Nhiều người trên xe tán thưởng cách làm của anh Hùng.

Rơi nước mắt nghe câu chuyện của khách 

Chặng đường xe buýt 39 đi qua Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Thanh Trì, Hà Nội) là chặng có khá nhiều bệnh nhân. Cũng từ những chuyến đi đó, anh chứng kiến nhiều hoàn cảnh, nhiều số phận. Nghe những câu chuyện họ nói với nhau trên xe buýt, có lúc anh cảm thấy x.ót x.a, rơi nước mắt.

Anh kể: “Ngoài sinh viên, người đi làm, chuyến xe buýt 39 này có rất nhiều bệnh nhân bởi tuyến đường chính đi qua 2 bệnh viện. Tôi chứng kiến nhiều người mệt, yếu, không có sức bước lên xe buýt, có người tay còn đang cắ.m kim truyền. Thấy họ vất vả, mệt nhọc, tôi vội xuống đỡ, thậm chí bế lên ghế ngồi. Nhiều người lạ thành quen, trở thành những vị khách thân thiện của xe buýt 39 và nhớ luôn mặt lái xe, phụ xe”.

Anh Hùng cũng luôn là người nhắc nhở những người trẻ nhường ghế cho người già, người bị bệnh trên xe.

Chuyện hành khách để quên đồ trên xe cũng không ít. Có lần, anh từng trả lại khách món đồ để quên giá trị là một chiếc máy tính xách tay, một chiếc điện thoại và 2 triệu tiền mặt để quên trên xe.

“Lần đó, khách để quên đồ giá trị nhiều quá nên tôi hơi ho.ảng, chưa biết làm cách nào liên lạc với chủ tài sản. Thật may, được một lúc, có người gọi điện đến. Người này vì còn giữ vé xe nên đã gọi tổng đài để xin số của tôi. Sau khi xác minh đúng là đồ của vị khách trên, chúng tôi hẹn nhau ở một điểm rồi trả đồ”.

Nhận lại đồ bỏ quên, vị khách rối rít cảm ơn. Bản thân tôi cũng vui lây vì làm được một việc ý nghĩa.

Nhưng có lẽ kỉ niệm khiến anh nhớ nhất trong hành trình làm phụ xe của mình chính là được một người lạ mang đồ đến biếu.

“Lần đó, có một vị khách vừa lên xe đã chào hỏi tôi rất vồn vã rồi cho tôi gói quà quê. Nhìn kĩ tôi mới nhớ đó là vị khách nhiều lần đi xe này ra viện. Họ vì quý mến tính cách của tôi, vì cảm thấy tôi gần gũi, thân thiện nên mới mang quà đến biếu. Chỉ là hành động nhỏ nhưng khiến tôi mủi lòng, xúc động”, anh Hùng chia sẻ.

Chính những tình cảm của hành khách đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho anh, khiến bản thân anh càng tự hào về công việc, tự tin vào cách hành xử của mình.

Gần 17 năm trong nghề, anh Hùng chưa từng cảm thấy h.ổ thẹ.n với bản thân vì s.ợ hã.i hay thiên vị hành khách trên xe: “Khách nào cũng là khách, cứ tuân thủ nguyên tắc, đúng quy định thì không ai nói được mình. Mình chỉ làm đúng nhiệm vụ mà thôi”.

Thế nên, có nhiều vị khách quen, thường xuyên đi xe rất quý anh, thường xuyên nói chuyện, “dốc bầu tâm sự”. Anh cũng không ngại dành thời gian lắng nghe, chia sẻ với họ. Chính từ những câu chuyện ấy, anh học hỏi và hiểu ra nhiều điều trong cuộc sống.

“Những vị khách văn minh, lịch sự hay những vị khách ứng xử chưa tốt đều là những người dạy cho tôi những bài học quý giá. Để tôi hiểu rằng, dù làm công việc gì, cư xử đúng mực, đúng nguyên tắc trung thực, chữ tín, công bằng, bình đẳng thì người khác sẽ không thể nói được mình”, anh Hùng bộc bạch.

Văn hóa xe buýt: Thêm một góc nhìn từ hành động nhỏ

Câu chuyện về lái xe Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1974) và phụ xe Nguyễn Thanh Sơn (sinh năm 1995) của hãng xe buýt Tân Đạt (Trung tâm Tân Đạt – đơn vị trực thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội) giúp đỡ thanh niên gặp n.ạn ngày 9/7 như một điểm sáng. Người gặp nạn là nam thanh niên (sinh năm 1997, quê Ninh Bình) điều khiển xe máy đang đi sang làn ngược chiều đâm thẳng đầu vào cột mốc trên Quốc lộ 1A cũ thuộc xã Quất Tỉnh, Thường Tín, Hà Nội.

Ngay sau khi xảy ra vụ TNGT, người dân đã gọi xe cấp c.ứu. Trong lúc chờ xe, thấy tình thế cấp bách khi m.áu của nam thanh niên chảy nhiều, người dân ở đó đã vẫy rất nhiều xe đi đường nhưng không lái xe nào dừng.

Đúng lúc đó thì anh Dũng và anh Sơn lái xe buýt chạy qua, nhận thấy sự cố, không ngần ngại, anh Dũng báo với anh Sơn nhanh chóng thông báo sự việc cho Trung tâm và cùng mọi người đưa nạn nhân lên xe, bật đèn ưu tiên và nhanh chóng đưa nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp 1.

Hành động này đã được rất nhiều người dân ở hiện trường và hơn 20 hành khách trên xe ghi nhận.

Ngay trong ngày, Giám đốc Trung tâm đã có ý kiến khen ngợi và chỉ đạo các phòng liên quan thực hiện khen thưởng, ngay sáng hôm sau (ngày 10/7), đơn vị ban hành quyết định khen thưởng, biểu dương toàn Trung tâm về hành động của lái xe Dũng và nhân viên Sơn phục vụ trên xe.

Hành động của lái xe Nguyễn Tiến Dũng và nhân viên bán vé Nguyễn Thanh Sơn vừa là đạo đức của người tham gia giao thông được quy định trong Luật Giao thông đường bộ về trách nhiệm của người tham gia giao thông khi gặp các vụ việc tai nạn. Đồng thời, đây cũng là một trong những chuẩn mực văn hóa giao thông mà quá trình làm việc, nhân viên của Trung tâm Tân Đạt được cập nhật đào tạo từ cơ bản đến nâng cao.

Related Posts

K/inh h/oàng cảnh tượng con trăn siêu to khổng lồ bất ngờ trườn kín xe ô tô đang chạy trên đường cao tốc: Cái kết sau cùng khiến nhiều bác tài ‘l;ạnh s;ống l;ưng’

Sự việc được chứng kiến trước sự bàng hoàng của rất nhiều người đang tham gia giao thông.Mới đây, nhiều người dân tham gia giao thông trên…

Phạt tới 20 triệu vì vượt đèn đỏ, đường phố TP.HCM nhiều nơi ùn tắc dài hàng mét vì không ai dám rẽ phải khi đèn đỏ: CSGT chính thức lên tiếng

Ủng hộ việc phạt nặng lỗi vượt đèn đỏ, leo lề, song người dân cũng lo lắng khi một số giao lộ ở TP.HCM không được rẽ…

Mức phạt vi phạm giao thông tăng mạnh, người dân ‘than trời kêu đất’, đại diện cục CSGT lên tiếng: Làm vậy không mong phạt được nhiều mà chỉ muốn mọi người ‘đi đến nơi về đến chốn’

Nghị định mới không phải để phạt được nhiều, mà mong muốn lớn nhất là giúp hạn chế các vi phạm giao thông, giảm thiểu tai nạn…

Lạ lùng Hà Nội: Vừa h;ớn h;ở xử lý được 13 điểm ùn tắc giao thông thì đ;au l;òng phát hiện thêm 16 điểm mới

Sở Giao thông vận tải vừa có báo cáo về tình hình triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm giảm thiểu ùn tắc giao…

‘Hỏi chấm’ 2 biển báo tốc độ tối đa 20km/h trên đường đô thị ở Nha Trang: Cả Cơ quan chức năng và chính quyền đều không biết …. ai cắm

Tuyến đường do Nhà nước quản lý, tuy nhiên lực lượng chức năng sở tại lại không nắm được ai đã tự ý lắp đặt biển báo…

Chi 3,4 tỷ mua 1 chiếc Rolls-Royce trên mạng, người đàn ông điêu đứng khi đi đăng kiểm phát hiện có đến 3 số khung, cảnh sát khuyên 1 câu nghe còn tuyệt vọng hơn nữa

Những tưởng mua được xe sang với giá rẻ bất ngờ, người đàn ông Trung Quốc ngỡ ngàng khi nghe lời tuyên bố của cảnh sát.Năm 2018,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *