×

Từ nay: 1 trường hợp dưới đây không đăng ký kết h:ôn được công nhận là vợ chồng hợp pháp

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình thì có trường hợp này dù không đăng ký nhưng vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Đăng ký kết hôn là gì?

Đăng ký kết hôn là một thủ tục pháp lý nhằm đảm bảo về mặt luật pháp, lợi ích kinh tế cho hai người khi muốn bước chân vào một cuộc sống hôn nhân, vợ chồng. Việc đăng ký kết hôn sẽ giúp cho những người trong cuộc hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc sống hôn nhân chung. Đồng thời, nó cũng giúp đảm bảo chế độ một vợ một chồng theo nhà nước quy định.

Vợ chồng được pháp luật thừ nhận khi nào?

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này.

Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.

Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.
Trường hợp nào không đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận

Trường hợp nào không đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận

2. Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, ngày 09 tháng 06 năm 2000 Quốc hội thông qua Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 về thi hành luật hôn nhân và gia đinh năm 2000 đã có hướng dẫn như sau:

3. Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này được thực hiện như sau:

a. Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;

Việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng có được pháp luật công nhận hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền, nghĩa vụ của 2 bên trong thời kì hôn nhân cũng như khi ly hôn. Nếu là hôn nhân hợp pháp, hai bên sẽ được pháp luật bảo vệ, được thừa hưởng những quyền lợi theo pháp luật. Và muốn được pháp luật công nhận thì điều họ cần làm là đăng ký kết hôn. Nhưng tại sao lại có trường hợp không đăng ký kết hôn mà vẫn được công nhận là hôn nhân hợp pháp như trường hợp bản án nêu trên?

Theo quy định trên, nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 (ngày có hiệu lực của Luật hôn nhân và gia đình 1986) dù không đăng ký kết hôn vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp.
Trường hợp nào không đăng ký kết hôn vẫn được thừa nhận là vợ chồng

Trường hợp nào không đăng ký kết hôn vẫn được thừa nhận là vợ chồng

Ngoài ra, trong Nghị quyết 35/2000/QH10 còn quy định các trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng khác:

+ Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn (bắt buộc). Thời hạn đi đăng ký là 02 năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/ 01/2003. Nếu sau 01/01/2003 mà họ vẫn không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng hợp pháp.

+ Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng sau ngày 01/01/2001 mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng là hợp pháp.

Khi được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp, các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân sẽ được pháp luật bảo vệ. Ví dụ, tài sản do một hoặc 2 người tạo lập trong thời kỳ hôn nhân (được tính từ ngày đăng ký kết hôn) là đồng sở hữu của vợ chồng nên có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng. Trường hợp sau khi kết hôn, nếu một trong 2 người qua đời thì vấn đề thừa kế được đặt ra như sau:

– Người chết không có di chúc, di sản của họ được chia theo pháp luật, nghĩa là tài sản để lại được chia theo hàng thừa kế: cha, mẹ, vợ, chồng, con của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

– Người chết viết di chúc, di sản thừa kế được chia theo ước nguyện của họ. Tuy nhiên, những người sau đây cũng được hưởng thừa kế dù không phụ thuộc vào nội dung di chúc, gồm: con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi), hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động như bị tật nguyền về thể chất hoặc tinh thần; cha, mẹ, vợ hoặc chồng của người chết.

Mặt khác, nếu không đăng ký kết hôn thì về mặt pháp lý, họ là người chưa có vợ hoặc chưa có chồng nên có quyền đăng ký kết hôn với người khác, miễn là không vi phạm điều cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *