Từ lâu, đại gia Huỳnh Uy Dũng được biết đến là một trong những người giàu bậc nhất Việt Nam. Theo các công ty kiểm toán, khối tài sản của ông Huỳnh Uy Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hóa (theo nhiều thộng tin chưa kiểm chứng, tài sản của ông khoảng 50.000 tỷ đồng).

Có thể là hình ảnh về 4 người, xe segway, xe scooter, xe môtô và văn bản

Đại gia Dũng lò vôi tên thật là Huỳnh Phi Dũng, sau đổi tên thành Huỳnh Uy Dũng. Ông sinh năm 1961 tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định.

Ông Dũng sớm kết thúc việc học trước khi tốt nghiệp lớp 12. Sau đó, ông nhập ngũ và tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam, phục vụ công tác hậu cần ở Quân khu 5, rồi Quân khu 7.

Dai gia Dung lo voi va hanh trinh lot top nguoi giau nhat Viet Nam

 Đại gia Huỳnh Uy Dũng.

Sau khi xuất ngũ, ông Dũng lập gia đình với bà Trần Thị Tuyết, con gái ông Ba Thu, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Sông Bé bấy giờ (sau là tỉnh Bình Dương).

Lấy vợ xong, ông Dũng chuyển về công tác ở phòng Hậu cần, Công an Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé nhưng rồi cũng bỏ việc để kiếm sống bằng nghề làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp.

Công việc làm ăn phát đạt, lợi nhuận bắt đầu thu về không ít và cái tên Dũng “lò vôi” cũng gắn với ông từ lúc này. Đây là khoảng thời gian đặt nền móng cho con đường kinh doanh sau này của đại gia Huỳnh Uy Dũng.

Khi đất nước vừa giải phóng, hàng loạt doanh nghiệp tư nhân được nhà nước tiếp quản. Trong số đó, có thể kể đến Cty sơn mài Thành Lễ. Tuy nhiên, doanh nghiệp này hoạt động kém hiệu quả trong suốt thời gian dài.

Ông được lãnh đạo tỉnh sông Bé giao cho làm Giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ. Khi đó, ông Dũng quyết định bán xí nghiệp lò vôi của mình và cam kết sẽ bỏ tiền túi bù lỗ nếu Cty sơn mài Thành Lễ tiếp tục kinh doanh thua lỗ.

Dưới sự quản lý tài tình của Huỳnh Uy Dũng, công ty Thành Lễ đã thoát khỏi tình trạng thua lỗ và đạt mức tăng trưởng cao.

Giai đoạn từ 1990 đến 1993, ông Dũng tham gia vào việc xây dựng thí điểm khu công nghiệp Bình Đường và khu công nghiệp Sóng Thần 1. Ông thực hiện rót vốn vào các dự án xây dựng này thông qua Công ty Cổ phần phát triển Khu Công Nghiệp Thanh Lễ.

Từ năm 1993 đến 1996, ông tiếp tục đầu tư và xây dựng thành công khu công nghiệp Sóng Thần 2. Năm 1999, Công ty Cổ phần phát triển Khu Công Nghiệp Thanh Lễ được đổi tên thành Công ty Cổ Phần Phát Triển Khu Công Nghiệp Sóng Thần. Cũng trong năm 1999, dự án xây dựng khu du lịch Đại Nam cũng được ông triển khai với quy mô đầu tư dự án lên đến 6.000 tỷ đồng.

Dai gia Dung lo voi va hanh trinh lot top nguoi giau nhat Viet Nam-Hinh-2

 Khu du lịch Đại Nam của đại gia Dũng lò vôi. Ảnh: Dainam

Năm 2005, doanh nghiệp này tiếp tục thực hiện xây dựng khu công nghiệp Sóng Thần 3. Đến năm 2007, Công ty Cổ phần phát triển Khu Công Nghiệp Thanh Lễ được đổi tên thành Công ty Cổ Phần Đại Nam. Đại gia Huỳnh Uy Dũng giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc của cty.

Trải qua nhiều năm phát triển, ngày nay, Công ty Cổ Phần Đại Nam là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt. Khu du lịch Đại Nam có quy mô lớn đã được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.