Làm thế nào để người bệnh biết được mức hưởng BHYT của mình?
Để biết chi phí KCB của bạn được hưởng bao nhiêu %, bạn cần xem xét đến các yếu tố sau:
1) Bạn thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT nào? Bạn có thể Nhận biết mức hưởng bảo hiểm y tế trên mã số thẻ BHYT.
2) Tuyến KCB là đúng tuyến hay trái tuyến.
3) Tỷ lệ thanh toán BHYT của thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật mà bạn sử dụng.
4) Giới hạn tỷ lệ thanh toán BHYT của quỹ BHYT.
Về nguyên tắc, khi người bệnh có thẻ BHYT đi KCB đúng tuyến và xuất trình đầy đủ thủ tục thì phần chi phí của lần KCB đó sẽ thường gồm những khoản sau:
1 – Phần Quỹ BHYT chi trả ở mức 95% hoặc 80%, tùy theo mức hưởng quy định trên thẻ BHYT của người tham gia.
2 – Phần người bệnh phải cùng chi trả là 5% hoặc 20%, tùy theo mức hưởng quy định trên thẻ BHYT. Đây là chi phí được tích lũy để làm căn cứ cấp Giấy miễn đồng chi trả chi phí KCB BHYT trong năm.
3 – Phần ngoài phạm vi chi trả của quỹ BHYT: người tham gia phải tự chi trả chi phí này.
Lấy ví dụ đối với trường hợp người bệnh là người lao động có mức hưởng BHYT ở mức 80%, đi KCB đúng tuyến và sử dụng thuốc A có tỷ lệ thanh toán BHYT là 50%, giá thuốc A là 10.000.000 đồng, thì phần chi phí bệnh nhân cùng chi trả khi sử dụng thuốc A là:
10.000.000 x 50% x (100% – 80%) = 1.000.000 đồng
Sau 10 lần sử dụng thuốc A thì số tiền cùng chi trả của người bệnh là 10.000.000 đồng.
Như vậy bằng việc tham gia BHYT người bệnh khi KCB BHYT sẽ được Quỹ BHYT hỗ trợ chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí điều trị.
Ngày 22/6, Bảo hiểm xã hội TPHCM cho biết đã có công văn gửi đến các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn thành phố về việc thống nhất thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT khi áp dụng mức lương cơ sở mới (1,8 triệu đồng).
Theo đó, người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh đúng quy định, có tổng chi phí một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 270.000 đồng (tương đương 15% mức lương cơ sở) thì không phải thực hiện cùng chi trả.
Thứ 2, mức chi trả tối đa cho một lần sử dụng dịch vụ cao, chi phí lớn của một số đối tượng theo quy định là 81 triệu đồng (tương đương 45 tháng lương cơ sở).
Thứ 3, mức cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở là 10.800.000 đồng.
Nếu người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn mức trên sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Cải cách tiền lương: Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH
Ngoài các quy định liên quan đến lương hưu, chính sách BHXH 2024 còn bị ảnh hưởng bởi chính sách cải cách tiền lương từ 01/7/2024.
Cụ thể, tại Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước 2024, Quốc hội chính thức thông qua cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024.
điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Cụ thể, các loại chính sách BHXH 2024 gắn với lương cơ sở sẽ thay đổi như sau:
2.1 Lương hưu
Lương hưu hiện nay đang tính theo số năm và khoản tiền đóng BHXH hằng tháng. Trong đó, khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay là tổng số tiền nhận theo ngạch, bậc, cấp bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề.
Do đó, số tiền này được tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, khi cải cách tiền lương, đồng nghĩa bỏ hệ số và mức lương cơ sở. Đồng thời, xây dựng mức lương mới theo cơ cấu là lương cơ bản, các khoản phụ cấp và tiền thưởng bằng số tiền cụ thể.
Như vậy, khi cải cách tiền lương đồng nghĩa với cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cũng sẽ thay đổi.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cải cách tiền lương vẫn phải đảm bảo mức lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng.
Do đó, khi chính thức cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì nhiều khả năng, lương hưu 2024 sẽ không thấp hơn hiện nay, thậm chí có thể có chiều hướng tăng so với hiện nay theo tinh thần của Nghị quyết 104/2023/QH15.
2.2 Trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các khoản trợ cấp hiện nay được hưởng gắn với mức lương cơ sở gồm: Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc khi nhận con nuôi, trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau hoặc sau thai sản, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng.
Do cải cách tiền lương dẫn đến không còn hệ số lương và mức lương cơ sở nên theo lẽ dĩ nhiên, các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đang gắn với lương cơ sở ở trên cũng sẽ thay đổi. Và theo Nghị quyết 104, các khoản này từ sau 01/7/2024 sẽ được tăng.
Mới đây, tại Tờ trình số 527, Chính phủ đang đề xuất sửa các khoản trợ cấp gắn với lương cơ sở bằng với mức tuyệt đối của hiện hành bằng số tiền cụ thể.
Và tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, đề xuất mức hưởng các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội gồm:
Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau hoặc sau khi sinh: 540.000 đồng/ngày
Trợ cấp 1 lần khi sinh con: 3,6 triệu đồng/con
Trợ cấp mai táng: 18,0 triệu đồng…