×

Người lái xe máy được phép chở 3 mà không bị phạt trong trường hợp này

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 cho phép 4 trường hợp người lái xe môtô hai bánh, xe gắn máy được chở hai người mà không bị phạt.

Khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau sẽ được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

Từ 1/1/2025, khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực, nội dung này có bổ sung và điều chỉnh. Cụ thể, khoản 1 Điều 33 điều chỉnh độ tuổi của trẻ em mà tài xế được cho phép chở, từ 14 xuống 12. Luật mới cũng bổ sung một trường hợp xe mô tô 2 bánh và xe gắn máy chở 3 người mà không bị phạt, đó là “người già yếu hoặc người khuyết tật”.

Như vậy, sắp tới, tài xế xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở hai người trong 4 trường hợp sau:

– Chở người bệnh đi cấp cứu;

– Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

– Trẻ em dưới 12 tuổi;

– Người già yếu hoặc người khuyết tật.

Theo luật mới, hiệu lực từ 1/1/2025, người điều khiển xe máy được chở tối đa hai người với trường hợp trẻ dưới 12 tuổi. Ảnh: Ngọc Thành

Theo luật mới, hiệu lực từ 1/1/2025, người điều khiển xe máy được chở tối đa hai người với trường hợp trẻ dưới 12 tuổi. Ảnh: Ngọc Thành

Người khuyết tật, theo khoản 1, Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010, là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Theo luật sư Trịnh Văn Tuyến (Văn phòng luật sư Giang Thanh, Hà Nội), riêng khái niệm “người già yếu” pháp luật chưa có quy định cụ thể. Trong các bộ luật, đạo luật hiện hành tồn tại nhiều khái niệm gồm: “người cao tuổi” quy định tại Luật Người cao tuổi năm 2009; “người lao động cao tuổi” tại Bộ luật Lao động năm 2019 và Bộ luật Hình sự năm 2015 đề cập tới 3 khái niệm là “người từ đủ 70 tuổi trở lên”, “người già yếu”, “người quá già yếu”.

Luật sư Tuyến cho rằng việc luật chưa định nghĩa cụ thể sẽ gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Do đó, để tránh cách hiểu tùy tiện hoặc gây tranh cãi cần phải luật hóa, cụ thể hóa khái niệm “người già yếu” và hướng dẫn thực hiện, tránh chồng chéo, mơ hồ.

Chở quá số người quy định bị phạt thế nào?

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP, việc chở quá số người quy định trên xe gắn máy sẽ có hai trường hợp xử phạt như sau:

– Chở hai người có thể bị xử phạt 300.000-400.000 đồng.

– Chở từ 3 người trở lên có thể bị xử phạt 400.000-600.000 đồng.

Nếu gây tai nạn giao thông, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2-4 tháng.

Related Posts

Cờ nhíp 3phut em nhân viên ngân hàng xinh đẹp, phí quá em ơi!

Theo NLĐ, ngày 3/1, Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết đã nắm sự việc và đang tiến hành xác minh vụ đánh ghen ở khu…

Các khoản tiền cần phải nộp khi chuyển đổi từ đất vườn lên thổ cư, thực sự quá ngỡ ngàng

Nhu cầu chuyển đổi đất vườn lên đất thổ cư của người dân ngày một tăng lên. Từ bây giờ, khi chuyển đổi từ đất vườn lên…

Đối tượng được hưởng 2 mức tăng lương hưu từ năm 2025

Lương hưu được điều chỉnh dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng sao cho phù hợp với khả năng của ngân sách…

Xử phạt hành vi vượt đèn đỏ và những trường hợp được rẽ phải khi đèn đỏ bắt đầu từ 2025

Xử phạt hành vi vượt đèn đỏNghị định 168/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đã chính thức có…

Tại sao trong quả sung thường hay có côn trùng? Lý do quá rùng mình

Quả sung hóa ra không phải là quảChúng ta vẫn gọi quả sung nhưng thực chất chúng lại là hoa. Đây là một dạng hoa đảo ngược…

Bỏ một bát muối vào nhà vệ sinh lợi ích cực bất ngờ

Muối giúp khử mùi hôi hiệu quảKhu vực nhà vệ sinh và nhà tắm thường dễ bị ám mùi hôi khó chịu. Một mẹo đơn giản để…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *