×

Trường hợp xây dựng nhà nông nghiệp bị p:hạt 500 triệu: Ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi

Có được xây nhà trên đất nông nghiệp không?

Đất nông nghiệp là loại đất dùng để phương tiện canh tác sản xuất. Đất nông nghiệp là tất cả các loại đất dùng để sản xuất, chăn nuôi trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng, lâm nghiệp… tất cả những loại đất này không có quy định được xây nhà để ở. Chính vì vậy, những trường hợp cố tình xây dựng nhà trên đất nông nghiệp canh tác đều sai quy định và sẽ bắt buộc tiến hành tháo dỡ, và xử phạt hành chính theo quy định. Trong đó có trường hợp bị phạt lên tới 500 triệu.

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt ra sao?

Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ khi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Điều 9 Nghị định này quy định về mức xử phạt khi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

+ Cụ thể, với hành vi chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt sẽ tăng theo diện tích vi phạm.

Trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp xử phạt lên tới 500 triệu

Trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp xử phạt lên tới 500 triệu

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 1 héc ta…

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

Trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử phạt rất nặng

Trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp bị xử phạt rất nặng

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

Thêm vào đó, đối tượng vi phạm buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…

Ngoài ra, Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.

Related Posts

Hai trường hợp sau sẽ được vượt phải mà không lo bị phạt, người dân nên nắm rõ

Theo khoản 1 và 2 Điều 14 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 thì vượt xe là tình huống giao thông trên đường…

Danh tính Hoa hậu vừa nộp hơn 4,7 tỷ tiền thuế

Qua rà soát 35 nghệ sĩ, người nổi tiếng phát sóng trực tiếp để bán hàng trên mạng xã hội, Cục thuế TPHCM đã thu được số…

CSGT sẽ tập trung xử lý những lỗi v:i phạm nào trong dịp Tết Nguyên đán 2025? Tốc độ, làn đường… và hàng loạt các lỗi khác, ai cũng cần xem ngay để tránh tối đa, khỏi m:ất tiền dịp đầu năm mới

Dịp cao điểm Tết, Cục CSGT sẽ tăng cường lực lượng tuần tra trên các tuyến cao tốc, Quốc lộ,… đảm bảo việc kiểm tra và xử…

Tết Nguyên Đán 2025: 3 tuổi hái ra tiền, đi đằng Đông hốt vàng, đi đằng Tây hốt Bạc, lộc lá không ai sánh bằng

Tết Nguyên Đán 2025, năm Ất Tỵ, hứa hẹn mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho một số con giáp đặc biệt. Trong thời điểm…

Lý do gì khiến tiền đạo Nguyễn Xuân Son bị từ chối?

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son tỏ ra tiếc nuối khi siêu phẩm của mình bị từ chối nhưng vẫn tôn trọng quyết định của trọng tài.Tuyển Việt…

Một nghệ sỹ trống gạo cội vừa ra đi

Theo thông tin từ gia đình, nghệ sĩ trống gạo cội Hà Đình Hào qua đời chiều 25/12, hưởng thọ 76 tuổi. Ông được phong tặng danh…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *