×

Từ 01/07/2024, mức lương giáo viên các cấp thay đổi ra sao: Toàn bộ bảng lương giáo viên chi tiết

Mức lương giáo viên các cấp từ 01/07 thay đổi ra sao?

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới giáo viên theo vị trí việc làm, chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Vậy dự kiến mức lương cao nhất không thấp hơn bao nhiêu?Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của viên chức giáo viên được tính như sau:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Như vậy, chi tiết bảng lương giáo viên hiện nay áp dụng đến 30/6/2024 như sau:

Bảng lương giáo viên mầm non:

Bảng lương giáo viên mầm non

Bảng lương giáo viên mầm non

Bảng lương giáo viên tiểu học:

Bảng lương giáo viên tiểu học

Bảng lương giáo viên tiểu học

Bảng lương giáo viên THCS:

Bảng lương giáo viên THCS

Bảng lương giáo viên THCS

Bảng lương giáo viên THPT:

Bảng lương giáo viên THPT

Bảng lương giáo viên THPT

Theo bảng thống kê, mức lương giáo viên cao nhất hiện nay là 12.204.000 đồng/tháng. Mức lương giáo viên thấp nhất hiện nay là 3.780.000 đồng/tháng.

Lưu ý: Tiền lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.

Từ 01/07, giáo viên miền núi được hưởng những chế độ, ưu đãi nào?

Theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các loại phụ cấp, trợ cấp cho giáo viên công tác ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cụ thể, như sau:

– Được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Phụ cấp này được áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

– Được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:

+ Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm.

+ Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm.

+ Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

Lưu ý: Phụ cấp công tác lâu năm áp dụng với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ đủ 05 năm trở lên.

Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các loại phụ cấp, trợ cấp cho giáo viên công tác ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các loại phụ cấp, trợ cấp cho giáo viên công tác ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

– Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn của công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

– Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó còn các khoản hỗ trợ tàu xe, phụ cấp lưu động,…theo Nghị định 76 của Chính phủ và trợ cấp 12 tháng lương theo hộ gia đình. Trợ cấp này chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn.

– Phụ cấp lưu động cho giáo viên chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục bắt buộc phải thường xuyên đi đến các thôn là 0,2 so với mức lương cơ sở.

– Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

– Phụ cấp khu vực cho giáo viên làm việc tại vùng khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, vùng biên giới, hải đảo, đường xá đi lại khó khăn… mức phụ cấp dao động từ 10- 100% mức lương cơ sở (theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT).

– Ngoài tiền lương được hưởng theo quy định của Pháp luật còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình theo quy định. Khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng trong trong thời gian làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn.

Related Posts

Thủ môn Nguyễn Đình Triệu: Quá khứ từng làm bảo vệ giờ có nhà tiền tỷ, vợ xinh đẹp như người mẫu, anh bắt bóng sân cỏ xanh cỏ đen đều xuất sắc

“Trong mơ cũng không dám nghĩ đến” là những gì mà thủ môn Đình Triệu chia sẻ sau khi cùng đội tuyển Việt Nam giành chức vô…

Những loại đồ uống này góp phần làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng. Người bị bệnh ngày gặp tình trạng niêm mạch mũi xoang viêm, phù nề, có nhiều chất nhầy. Bệnh…

Rau bắp cải có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ nhưng không nên ăn tuỳ tiện, đặc biệt không được kết hợp với các loại thực phẩm này

Lợi ích của bắp cải đối với sức khoẻBắp cải là loại rau quen thuộc, có nhiều giống khác nhau và được bày bán gần như quanh…

4 loại rau tưởng sạch nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn, việc ưu tiên những loại rau quả ít hóa…

Có 1 bộ phận của lợn cực kỳ bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe người, khi ăn nhiều cũng không lo béo phì, thừa cân

Thành phần dinh dưỡng từ thăn chuột của lợnKhi đi chợ nếu bạn muốn lựa chọn miếng thịt lợn ngon thì đừng bỏ qua thịt thăn chuột…

5 loại cực tốt cho sức khoẻ lại ít hoá chất

Nhiều người đều biết rằng trái cây đóng vai trò thiết yếu trong chế độ ăn uống và sức khỏe con người. Tuy nhiên, nỗi lo về…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *