×

Từ năm 2025: Cấp lại sổ đỏ sẽ khó khăn và mất nhiều tiền hơn?

Nghị định 101/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/8/2024, Điều 39 của Nghị định này quy định trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp do bị mất:

Nghị định 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 của Chính phủ quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin đất đai. (Ảnh minh họa)

Nghị định 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 của Chính phủ quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin đất đai. (Ảnh minh họa)

1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng kýbiến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

a) Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

b) Văn phòng đăng ký đất đai;

c) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ phận Một cửa thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

2. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận đã cấp mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khai báo bị mất trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Trường hợp phát hiện thửa đất, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận đã được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật thì thông báo, trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;

c) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm b khoản này thì Văn phòng đăng ký đất đai chuyển thông tin đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để thực hiện nội dung quy định tại khoản 3 Điều này đối với hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng tin 3 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương trong thời gian 15 ngày về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp đối với tổ chức, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, chi phí đăng tin do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chi trả;

d) Thực hiện việc hủy Giấy chứng nhận đã cấp; cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai sau khi đã thực hiện các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này; cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người được cấp.

Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 37 của Nghị định này(1).

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và điểm dân cư nơi có đất trong thời gian 15 ngày; đồng thời tiếp nhận phản ánh trong thời gian niêm yết công khai về việc mất Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Trong thời hạn không quá 5 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập biên bản kết thúc niêm yết và gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai.

4. Trường hợp Trang bổ sung của Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành bị mất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này và bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra thông tin của Trang bổ sung trong hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất với các thông tin cập nhật của Giấy chứng nhận đã cấp và thông tin trên Trang bổ sung.

——————-

(1) Điểm b khoản 3 Điều 37 của Nghị định 101/2024/NĐ-CP, quy định:

Trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai mà Giấy chứng nhận đã cấp chưa sử dụng bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất, người sử dụng đất có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thuộc trường hợp phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4(2) của Nghị định này để thể hiện sơ đồ của thửa đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Người sử dụng đất được công nhận theo kết quả trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo bản đồ địa chính và phải trả chi phí đo đạc theo quy định; trường hợp đo đạc lại mà diện tích thửa đất lớn hơn diện tích trên Giấy chứng nhận đã cấp, ranh giới thửa đất không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất ở tăng thêm nằm ngoài hạn mức đất ở, tiền thuê đất đối với phần diện tích tăng thêm theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận trước đây.

(2) Điểm b khoản 2 Điều 4 của Nghị định 101/2024/NĐ-CP, quy định:

Đo đạc lập lại bản đồ địa chính đối với khu vực đã có bản đồ địa chính nhưng đã thay đổi ranh giới của 75% thửa đất trở lên khi thực hiện dồn điền, đổi thửa; khu vực chỉ có bản đồ địa chính dạng giấy đã rách nát, hư hỏng không thể khôi phục và không thể sử dụng để số hóa; khu vực đã có bản đồ địa chính được lập bằng phương pháp ảnh hàng không, phương pháp bàn đạc bằng máy kinh vĩ quang cơ có tỷ lệ bản đồ nhỏ hơn so với tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ theo quy định; khu vực đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất để hình thành các khu trung tâm hành chính, khu đô thị, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp.

Related Posts

Lê ăn vào mát người, bổ dưỡng nhưng có thể gây hại cho cơ thể nếu…

Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) Ảnh minh họa. Nguồn: INT Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) cần thận trọng khi sử dụng…

1 công ty vừa cung cấp 200 xe giường nằm cho doanh nghiệp vận tải Thanh Hoá: Tết năm nay về quê nhàn rồi

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế vừa ký hợp đồng cung ứng 200 xe giường nằm KimLong 99 và 50 xe minibus KimLong X9 cho…

Mẹ chồng hùng hổ đòi đu-ổi mẹ con tôi ra khỏi nhà, không phản kháng ầm ĩ mà tôi chỉ nhẹ nhàng quăng xấp ảnh xuống bàn rồi thẳng thừng tuyên bố một câu khiến bà khóc nức nở rồi quỳ lạy xin tôi tha thứ

Tôi đã nhẫn nhịn quá lâu, không thể im lặng được nữa. Tôi bỏ mặc bà đang đứng giữa nhà hùng hổ la mắng. Tôi đi thẳng…

Thứ người Việt mang đun bếp hoặc cho lợn ăn ở nước ngoài là một ‘mỏ tiền’, nhiều người muốn mua không có: Họ làm gì với nó?

khi ăn xong hạt, hầu hết mọi người thẳng tay vứt lõi ngô đi vì nghĩ chúng giờ trở thành đồ vô dụng. Ở quê, lõi ngô…

Từ ngày em chồng ly hôn, mẹ chồng bảo tôi cho em sang ở ké trong khi đang đi tìm nhà mới. 2 tuần, một tháng rồi nửa năm trôi qua vẫn chưa thấy mẹ con cô N rời đi, mọi thứ đã vượt quá giới hạn nên tôi quyết định nói 1 lần cho rõ mọi chuyện. Sau khi nghe tôi cất lời, mẹ con cô em lập tức khăn gói quả mướp rời đi, khi tôi lên dọn phòng thì ch-ế-t s-ững vì bức thư rơi ra từ tủ quần áo

Tôi có chồng được hơn một năm. Quả thật cuộc hôn nhân này đến với tôi khá chóng váng. Đến tuổi lấy chồng, tôi gặp chồng mình….

Bánh chưng Tết bị mốc, cắt phần bị mốc còn ăn được không? 10 nhà thì 9 nhà làm sai

Thời tiết Tết nóng, bánh chưng hay bị mốc, vậy tôi có nên cắt bỏ phần mốc, tiếp tục ăn phần còn lại không? (Thùy, 34 tuổi,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *