Cây lưỡi hổ có tác dụng làm cảnh, thanh lọc không khí còn có ý nghĩa tốt trong phong thủy.

Cây lưỡi hổ là một loại cây cảnh quen thuộc, được nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà, trong vườn nhà với tác dụng làm cảnh. Cây này có phần lá thẳng đứng với những đường vân bắt mắt, giúp tạo thêm sức sống cho căn nhà.

Ngoài ra, cây này còn có tác dụng thanh lọc không khí, hút bụi bẩn và các chất độc hại, giúp cải thiện chất lượng môi trường sống. Cây lưỡi hổ được mệnh danh là “máy lọc không khí”, có khả năng làm sạch không khí đồng thời giúp hấp thu các tia bức xajd diện tử.

Không những vậy, cây lưỡi hổ còn có ý nghĩa tốt trong phong thủy, giúp trấn trạch, xua đuổi xui xẻo, mang lại may mắn, tài lộc, giúp gia đình êm ấm, bình an.

Cây lưỡi hổ rất dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng không phải ai cũng nên trồng loại cây này.

Người nuôi con nhỏ hoặc đang nuôi thú cưng trong nhà

Trong Đông y, cây lưỡi hổ được coi là một vị thuốc có tác dụng hỗ trợ các bệnh đường hô háp như ho, đau họng, viêm họng, mất tiếng, giảm dị ứng… Cây này cũng có tác dụng thanh lọc không khí, mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, cây lưỡi hổ có chứa saponin. Chất này có khả năng gây kích ứng da và niệm mạc. Khi vô tình nhai hoặc nuốt phải lá lưỡi hổ, bạn có thể gặp các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa, khó thở, sưng miệng và lưỡi.

Trẻ nhỏ vốn hiếu động, tò mò. Chúng có thể nhai hoặc cắn lá cây và bị ngộ độc. Thú cưng cũng có thể gặp nguy hiểm nếu nhai phải lá lưỡi hổ.

Vì vậy, nếu trong nhà có trẻ hoặc thú cưng, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi trồng loại cây này. Nếu trồng trong nhà, hãy đảm bảo trồng cây ở những vị trí tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và thú cưng.


Nhà có trẻ nhỏ, thú cưng nên cân nhắc khi có ý định trồng cây lưỡi hổ trong nhà.

Nhà có trẻ nhỏ, thú cưng nên cân nhắc khi có ý định trồng cây lưỡi hổ trong nhà.

Người đang sống ở môi trường thiếu ánh sáng

Cây lưỡi hổ dễ sống, không cần chăm sóc nhiều. Nhiều người chỏ ằng cây này có thể trồng trong nhà, ở vị trí thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, cây lưỡi hổ ưa sáng. Cần phải đáp ứng đầy đủ ánh sáng thì cây mới phát triển, lá mới lớn nhanh và có màu xanh sẫm đẹp mắt. Ngoài ra, cây phải có đủ ánh sáng mới có thể nảy chồi và nở hoa.

Đặt cây ở môi trường bóng râm, thiếu ánh sáng lâu ngày, cây sẽ sinh trưởng chậm, lá mỏng và không to, các đường vân mờ nhạt, không đẹp mắt, thậm chí cây có thể bị héo úa.

Người không hợp mệnh với cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có nhiều màu sắc khác nhau như lưỡi hổ vàng, lưỡi hổ xanh, lưỡi hổ trắng… Khi muốn trồng loại cây này, bạn có thể chọn những màu sắc hợp mệnh, tránh chọn các cây có màu kỵ với bản mệnh để phát huy tối đa tác dụng phong thủy của nó.

Cây lưỡi hổ xanh có màu sắc chính là xanh sẫm và trắng. Đây là màu sắc tương sinh với mệnh Kim nên người mệnh Kim có thể trồng loại cây này. Theo ngũ hành, Kim khắc với Mộc và Thổ nên người thuộc mệnh Mộc và mệnh Thổ không nên trồng cây lưỡi hổ xanh.

Trong khi đó, cây lưỡi hổ vàng mang tính Thổ. Theo ngũ hành, Thổ khắc Hỏa và Thủy. Người thuộc hai mệnh này nên tránh trồng cây lưỡi hổ vàng.

Cây lưỡi hổ trắng có lá màu xanh và trắng, tượng trưng cho mệnh Kim mà Kim khắc Mộc và Thổ. Vì vậy, người thuộc hai mệnh này sẽ không thích hợp để trồng cây lưỡi hổ trắng.

Đây là thông tin tham khảo. Nếu quan tâm đến phong thủy và muốn trồng cây lưỡi hổ trong nhà, ở nên làm việc, bạn có thể áp dụng những quan điểm này.