Người xưa nói rằng: “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần”, điều này có nghĩa là gì?
Các cụ ta nói “An cư lạc nghiệp”, nhà ở chính là nơi quan trọng nhất mà ai trong đời cũng phấn đấu để xây dựng cho mình một ngôi nhà to đẹp, đàng hoàng.
Ngày nay, việc xây nhà thường rất kiên cố, có hỗ trợ của máy móc, nhân lực hiện đại. Nhưng ngày xưa, các ngôi nhà thường được dựng đơn giản, không cầu kỳ.
Xưa kia, cổ nhân có rất nhiều câu nói về kinh nghiệm xây nhà cửa, ví như có câu nói “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần”. Ý nghĩa thâm sâu của câu nói này nghĩa là gì?
Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần
“Nhà hứng lệ” nghĩa là gì?
Trước tiên là hiểu về “nhà hứng lệ” là gì.
Chúng ta đều biết rằng xây nhà ở thời xa xưa không giống như ở thời hiện đại – chỉ cần chuẩn bị nguyên vật liệu là có thể xây được. Người xưa làm nhà cần phải nghiên cứu rất nhiều thứ, không chỉ cần chuẩn bị nguyên vật liệu, tìm địa điểm tốt mà còn phải xem cả phong thủy bát trạch. Bởi đối với họ, ngôi nhà chuẩn bị xây cất nên đó không chỉ sống cho thế hệ họ, mà còn là nơi đại gia đình có thể sống qua nhiều thế hệ từ nay về sau, là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm cho đại gia đình.
Đối với họ, dù là cưới hỏi, chuyển nhà hay những việc khác, họ đều mong muốn tìm được ngày lành tháng tốt, để làm gì cũng không gặp xui xẻo.
Ngày nay, đất chật-người đông nên việc xây nhà thường có nhiều phòng ‘gói gọn’ trong một ngôi nhà cao tầng.
Nhưng vào thời cổ đại thì hoàn toàn ngược lại, không có nhà nhiều tầng, và các ngôi nhà/gian phòng được chia ra riêng rẽ và bao quanh nhà chính. Nhà chính thường rộng hơn, là nơi dành cho người lớn tuổi nhất trong nhà sinh sống. Các ngôi nhà nhỏ ngay sát cạnh, thấp hơn và lợp bằng ngói xếp chồng lên nhau (được người ít tuổi hơn trong gia đình sử dụng) gọi là nhà hứng lệ.
Vậy tại sao ngôi nhà kiểu này được gọi là nhà hứng lệ?
Đó là vì khi trời mưa, nước mưa từ mái của những căn nhà chính sẽ rơi xuống những căn nhỏ hơn. Nhìn từ xa trông giống như những giọt nước mắt đang rơi nên người xưa gọi là nhà hứng lệ.
Ý nghĩa thâm thúy qua: Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần
Câu nói “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc 2 lần” có liên quan đến phong thủy thời xưa, đây là câu nói ý chỉ khuyên người ta không nên xây nhà hứng lệ. Trong trường hợp muốn xây thì phải tuân thủ những nguyên tắc phong thủy để phần nào tránh những điều xui xẻo cho gia chủ.
Vậy đâu là những kiêng kị trong xây nhà hứng lệ và đâu là cách hóa giải?
Người xưa rất tin vào phong thủy và sức mạnh siêu hình, họ tin rằng mưa thực sự là một điều may mắn, có thể gột sạch những thứ ô uế, xui xẻo. Và việc nước mưa vừa rơi xuống, liền thấm xuống đất mới có ý nghĩa phong thủy tốt: Điều đó có nghĩa là những điều xui xẻo và ô uế của nhà họ mới bị cuốn trôi.
Tuy nhiên, nếu để nước mưa lắng đọng thành vũng/không thoát đi được thì điều đó có nghĩa là những điều không may, ô uế sẽ bị ngưng tụ lại và gây hại cho gia chủ.
Trong trường hợp nhà hứng lệ ở đây là gì? Khi xây nhà hứng lệ ngay sát nhà chính, khi trời đổ mưa to, nước mưa từ mái nhà chính rơi xuống mái nhà hứng lệ nhiều và không thoát đi được, tạo thành tù đọng trên mái nhà. Trong phong thủy cổ xưa, đây là điều kiêng kị.
Câu nói này tới nay còn đúng?
Ngoài hiểu biết về khía cạnh phong thủy, chúng ta cũng có thể hiểu từ các khía cạnh khác, thực tế hơn. Do thời xưa chưa có xi măng nên người ta thường xây nhà bằng cỏ và tro củi trộn với một ít đất nên những ngôi nhà này tương đối không an toàn.
Nếu thời tiết tốt, ngôi nhà có thể sinh sống bình thường. Nhưng nếu có mưa lớn, mưa lâu ngày sẽ khiến ngôi nhà làm bằng bùn có thể không chống chọi được với những cơn mưa bão dai dẳng này. Chưa kể, nếu nhà chính quá gần nhà hứng lệ sẽ khiến lượng nước mưa từ nhà cao trút xuống nhà thấp nhiều hơn, khiến nước đọng lâu ngày dễ bị ẩm, đổ sập, không an toàn.
Đó là lý do, nếu xây nhà hứng lệ quá gần với nhà chính (nhà to) thì đó là điều tối kỵ trong xây nhà thời xưa.
Cách hóa giải một phần đó là xây nhà hứng lệ cách nhà chính một khoảng cách phù hợp để không hứng trọn nước mưa từ mái nhà chính đổ xuống. Cũng như thay đổi vật liệu xây nhà cho chắc chắn hơn, tránh được thời tiết khắc nghiệt.
Cụm từ “3 năm khóc hai lần”, ý chỉ cứ 3 năm qua đi, nếu thời tiết không thuận hòa và khoảng cách giữa nhà hứng lệ và nhà chính không đảm bảo thì nhà hứng lệ sẽ sập 2 đến 3 lần khiến gia chủ vất vả, đau khổ gây dựng lại từ đầu.
Còn có một thâm ý khác trong câu nói “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần” ở khía cạnh đón ánh sáng Mặt Trời.
Vì nhà hứng lệ thường thấp hơn và nhỏ hơn nhà chính nên lượng ánh sáng Mặt trời chiếu vào nhà hứng lệ không nhiều bằng nhà chính (bị tối hơn). Việc sống trong một ngôi nhà tương đối u ám sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của người ở.
Không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng, một ngôi nhà thiếu ánh nắng Mặt trời và thiếu khí có thể sinh bệnh cho người ở. Bệnh tật là một trong những điều xui xẻo mà không ai muốn, từ đó có thể khiến gia chủ khổ sở liên tục.
Để nói thêm, cụm từ ‘3 năm khóc 2 lần’ cũng chỉ mang tính tương đối. Ý chỉ, nếu một hộ gia đình có nhà hứng lệ – nếu không đảm bảo được các nguyên tắc phong thủy, khoảng cách, ánh sáng – thì họ sẽ gặp phải nhiều điều xui xẻo, đau buồn liên tiếp.
Lời dạy “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần” có lẽ đúng nhiều hơn vào thời cổ đại (khi con người chưa có vật liệu xây dựng chắc chắn hơn). Tuy nhiên, xét về yếu tố ánh sáng và không khí thoáng cho một ngôi nhà thì lời dạy này vẫn còn hiệu nghiệm.
News
Biết bồ đến tận nhà đòi đá::nh gh::en với vợ. Chị vợ chẳng chút nao núng mà cười tươi chỉ thẳng mặt ả ta: “Làm bồ nên biết thân phận của mình đi, cô không có cửa đâu” và cái kết khiến ả kh::óc th::ét
Câu nói của chị không chỉ khiến ả bồ muối mặt mà chồng chị cũng phải ‘tái mặt’. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Bất…
Một lần dẫn con trai đi khám trong bệnh viện, tôi đ::au đ::ớn khi biết được sự thật của gã chồng b:;ội b::ạc suốt 10 năm mình chung sống
Từ ngày quen chồng gia đình tôi đã không đồng ý. Vì cha tôi là người trọng môn đăng hộ đối, còn gia cảnh nhà anh lại…
Cảnh phim gây s::ố::c nhất phim ‘Độc đạo’ gây bão mạng xã hội với triệu lượt xem và bình luận
Màn tình tứ của Dũng “kính” và người tình đồng giới trong tập 29 phim “Độc đạo” gây bão mạng xã hội với triệu lượt xem và…
Chồng mất, tôi ở vậy nuôi cả con chung lẫn con riêng của chồng. Nhà chồng chẳng ai đoái hoài hay giúp đỡ lấy 1 đồng. Ki::nh kh::ủng nhất đúng ngày giỗ đầu của anh mẹ chồng sang mắ::ng con dâu là “k::ẻ s::át phu” và đòi nhà cho con trai út lấy vợ trong khi bà có tận 3 cái nhà riêng. Bà cho mẹ con tôi đúng 1 tuần để chuyển. Quá u::ất ứ::c, bố tôi sang đón luôn con dâu và 2 đứa cháu về rồi đặt cái mâm này trước cửa nhà thông gia. Ngay tối đó bà ta nhận quả báo…
Tôi thật không tin nổi trên đời lại có người khinh rẻ máu mủ ruột thịt của mình một cách quá đáng như thế. Chị gái tôi…
Bố tôi sang tận nhà thông gia đón con gái về khi phát hiện việc con rể lén lút làm những việc “Trông rất ngứa mắt” với vợ cũ sau lưng con gái mình
Chị tôi bảo thà chồng ngoại tình phản bội chị còn thấy dễ chịu hơn. Đằng này anh lại làm một việc thật khó tha thứ… Nay…
23t cưới chồng 80t dù bị bố mẹ từ mặt nhưng tôi quyết lấy bằng được. Suốt những tháng ngày sau đó đêm nào tôi cũng phải ph::ục v::ụ chồng mệt phờ đến 3h sáng mới được đi ngủ. Được 6 tháng thì chồng tôi nhận tin gi::ữ. Ngày làm đám tang chồng tôi ng::ã qu::ỵ khi thấy di chúc của chồng dành cho mình…
Chào mọi người, em năm nay 25 tuổi, đã trải qua một đời chồng, hay nói cách khác thì em vừa trở thành phụ nữ góa chồng….
End of content
No more pages to load