×

GIÁO VIÊN ĂN MỪNG ĐI LÀ VỪA: Từ nay lương tăng theo giá vàng, lương thực nhận của giáo viên cao nhất lên đến gần 30 triệu đồng/tháng, ai cũng được tăng suýt soát chục triệu

Lương cơ sở tăng 30% từ 1/7 mà không bị cắt phụ cấp, nhà giáo nhận lương khoảng 6,6 đến gần 30 triệu đồng mỗi tháng, tăng 1,5-7 triệu đồng so với trước.

Cụ thể, nhà giáo mầm non từ hạng III nhận gần 6,6-28,2 triệu đồng; từ tiểu học đến THPT, hạng III trở lên, lương thực nhận là 7,4-30 triệu đồng.

Riêng hơn 44.000 giáo viên hạng IV, chưa được chuyển hạng theo các quy định mới, nhận lương từ khoảng 5,9 đến 17,5 triệu đồng một tháng (tăng 1,35-4 triệu).

Một số địa phương còn có chính sách ưu đãi riêng, nổi bật là TP HCM áp dụng hệ số lương tăng thêm 1,8 lần với công chức, viên chức, gồm cả giáo viên. Một cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho biết nếu cộng cả khoản này, tiền lương cao nhất giáo viên có thể đạt được là 40 triệu đồng một tháng.

Các con số nói trên gồm lương cơ bản nhân hệ số, cộng các khoản phụ cấp.

Trong đó, ngạch giáo viên hiện gồm ba hạng theo mức giảm dần là I, II, III. Tương ứng từng hạng có 8-10 bậc lương (hệ số lương), thông thường mỗi ba năm công tác tăng một bậc.

Về phụ cấp, giáo viên nhận thêm một số khoản, tùy tính chất và địa bàn công tác, gồm: thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm thêm 1%), ưu đãi nghề (30-70%), phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, dạy người khuyết tật, công tác ở vùng đặc biệt khó khăn…

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có hơn 1,05 triệu nhà giáo đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Thầy Nguyễn Công (32 tuổi, THCS huyện Hoài Đức, Hà Nội) là giáo viên hạng III, bậc 3, hưởng hệ số lương 3.0. Tính thêm 5% phụ cấp thâm niên và 30% phụ cấp ưu đãi, thầy nhận gần 9,5 triệu đồng, tăng khoảng 1,5 triệu đồng. Vợ thầy là viên chức cũng được tăng tương tự, giúp gia đình chu toàn việc ăn học cho hai con.

“Mừng nhất là vẫn được tính phụ cấp thâm niên. Năm nay đủ 5 năm biên chế, tôi mới được nhận”, thầy Công phấn khởi nói. “Trước đó, tôi nghe tin sau cải cách tiền lương, khoản phụ cấp này sẽ không còn”.

Cô Đoàn Ngọc (27 tuổi, giáo viên tiểu học huyện Phù Ninh, Phú Thọ) lần đầu nhận thu nhập “đầu 6” dù vẫn là giáo viên hạng III, hệ số lương 2.34. Tiền lương mới sau khi trừ bảo hiểm khoảng 6,4 triệu đồng.

“Tuy còn thấp, tôi vui vì lương tăng”, cô Ngọc cho hay.

Ở bậc mầm non, cô Hà Thu (30 tuổi, huyện Ninh Giang, Hải Dương) có 8 năm trong nghề, nhận khoảng 8,4 triệu đồng sau khi trừ bảo hiểm. Khoản này đã gồm phụ cấp thâm niên, ưu đãi và phụ cấp chức vụ tổ trưởng, tăng khoảng 1,5 triệu đồng. Theo cô, mức lương mới là “khoản kha khá” với giáo viên nông thôn, giúp cô yên tâm làm việc.

Trả lời VnExpress hôm 11/10, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, nói chính sách tiền lương mới đã góp phần cải thiện đời sống nhà giáo.

“Nhưng so với mong muốn và nhu cầu của nhà giáo thì vẫn còn khoảng cách”, ông nhận định.

Theo GS Nguyễn Lộc, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, lương giáo viên ở các quốc gia trên thế giới rất khác nhau. Mức này có thể thấp hơn GDP bình quân đầu người như ở Cộng hòa Slovakia, New Zealand…; xấp xỉ ở đa số quốc gia như Mỹ, Thụy Sĩ; hay cao hơn như Đức (khoảng 1,5 lần), Malaysia và Thái Lan (khoảng 1,2 lần).

Cá biệt, ở Hàn Quốc, Nhật Bản, lương giáo viên gần gấp đôi GDP bình quân đầu người, theo báo cáo năm 2020 của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Cách tính của OECD là lấy tiền lương cao nhất của giáo viên trong một năm chia cho GDP bình quân đầu người. Ở thời điểm đó, hệ số này của Việt Nam là 1,5.

“Hiện chưa có số liệu tổng quan về tiền lương giáo viên so với các ngành, nghề khác nên không thể nói là cao hay thấp. Tuy nhiên, dữ liệu của OECD có thể là một căn cứ để xem xét tăng lương”, ông đề xuất. Ngoài ra, chuyên gia cho rằng cần cân nhắc đến quỹ lương, có sự đối sánh với các nhóm, và quan trọng nhất là tính toán khối lượng công việc thực tế của giáo viên.

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng việc tăng lương cơ sở “là điều đáng quý”. Tuy nhiên, cần tính đến bài toán thu nhập tổng thể để giáo viên đảm bảo cuộc sống.

“Điều này chắc chắn cần thêm nhiều giải pháp, bên cạnh tăng lương cơ sở”, ông nói.

Hiện, bảng lương chia giáo viên theo từng cấp học, hạng I, II, III. Ông Thanh đề xuất chỉ nên có một bảng lương chia theo nấc thang phát triển nghề nghiệp: mới tốt nghiệp, thành thạo, kỹ năng cao, chuyên gia. Trong đó, mức khởi điểm phải đủ tốt cho giáo viên ở mọi bậc học, ví dụ hệ số 3.0. Bước tăng cho ba lần tăng đầu tiên cần lớn hơn, sau có thể chậm lại, bởi nhóm khó khăn hầu hết là giáo viên trẻ.

Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, giáo viên mầm non, phổ thông mới vào nghề (hạng III, bậc 1) chỉ nhận 6,6 đến 7,4 triệu đồng một tháng, gồm phụ cấp. Mức này thấp hơn thu nhập trung bình của người lao động cả nước trong quý III năm nay (7,6 triệu đồng).

Theo ông Vũ Minh Đức, khoảng 61% trong số thầy cô bỏ việc ở độ tuổi dưới 35 – nhóm giáo viên trẻ, thường gặp áp lực nuôi sống bản thân, gia đình và phải học lên để trau dồi chuyên môn.

Giáo viên trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Thủ Đức, TP HCM hướng dẫn học sinh, tháng 9/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Thủ Đức, TP HCM, hướng dẫn học sinh, tháng 9/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Ngoài ra, theo cô Thu, giáo viên mầm non ở Hải Dương, dù tiền lương tăng, song cách tính lương chưa công bằng. Cô nói mình và đồng nghiệp phải nhận trẻ từ 6h30, vừa chăm vừa dạy. Không chỉ soạn giáo án, các cô giáo mầm non còn tự làm đồ chơi, những vật dụng trực quan để dạy học, cùng nhiều việc không tên. Dù thời gian trả trẻ là 16h30, nhưng hầu như 18-19h mới được về nhà.

“Công việc của giáo viên mầm non được đánh giá đặc thù, vất vả. Vậy mà chúng tôi bị xếp một bảng lương riêng với các mức thấp hơn đồng nghiệp cùng hạng, ngạch ở cấp học khác”.

Hiện, hệ số lương khởi điểm của giáo viên mầm non (yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng) là 2.1, trong khi giáo viên phổ thông (yêu cầu bằng đại học trở lên) là 2.34.

Dự thảo Luật Nhà giáo, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, sẽ được thảo luận tại phiên họp tới của Quốc hội – khai mạc ngày 21/10. Ban soạn thảo cho biết dự Luật gồm 5 chính sách quan trọng: định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.

Về chế độ đãi ngộ, dự thảo đề xuất chính sách tiền lương của nhà giáo gồm lương và phụ cấp, được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Giáo viên mới được tuyển dụng được tăng một bậc lương so với bảng lương thông thường, tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non thêm 10%, tiểu học thêm 5%. Tổng ngân sách chi tăng thêm cho hai nhóm này là 12.800 tỷ đồng một năm.

Ngoài ra, ban soạn thảo đề xuất miễn học phí cho con giáo viên (cả con đẻ và con nuôi hợp pháp) từ mầm non đến đại học với dự chi ngân sách khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm; bố trí nhà ở công vụ cho giáo viên công tác ở xa…

“Chúng tôi muốn đưa ra được những chính sách tốt hơn, ở mức phù hợp, để tiếp tục cải thiện đời sống nhà giáo, giúp họ yên tâm gắn bó với nghề, thu hút được nhiều người giỏi vào nghề”, ông Vũ Minh Đức nói.

Related Posts

VinFast chính thức sản xuất dòng xe nhỏ hơn cả VF3 với giá “rẻ như cho”, người hâm mộ đồn đoán mang tên VF2 nhưng bác Vượng lại đưa ra 1 cái tên khác đầy bất ngờ

M-Green là dòng xe nhỏ hơn, rẻ hơn VF 3, dành riêng cho khách hàng chạy dịch vụ, taxi.VinFast sắp ra mắt một mẫu xe điện mới, theo…

Tháng đầu tiên của năm Ất Tỵ 2025: 3 tuổi Tiền-Tình đỏ rực như son, giàu có hơn người đặc biệt vị trí số 2

Trong tháng đầu tiên của năm Ất Tỵ 2025, có 3 con giáp sẽ gặp vô số may mắn, giàu có hơn người.Tuổi Sửu Tháng đầu tiên…

Sáng nay ngày 28/11: Giá vàng tăng mạnh lên tới con số không ngờ

Giá vàng nhẫn tăng mạnh. Ảnh minh hoạ. Giá vàng thế giới giao ngay, vào lúc 5 giờ 48 phút (giờ Hà Nội), giao dịch trên thị trường…

Hàng xóm không chịu ký giáp ranh để làm Sổ đỏ, cao tay áp dụng ngay 4 cách này chẳng tốn 1 lời hàng xóm tự khắc kí vội

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc hàng xóm không ký giáp ranh như mâu thuẫn cá nhân, tranh chấp đất đai. Nếu thuộc trường…

Hàng xóm không chịu ký giáp ranh để làm Sổ đỏ, áp dụng ngay 4 cách này chẳng tốn 1 lời hàng xóm tự khắc kí vội

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc hàng xóm không ký giáp ranh như mâu thuẫn cá nhân, tranh chấp đất đai. Nếu thuộc trường…

Chúc mừng người dân: Cách tính giá đền bù khi bị thu hồi đất nông nghiệp mới nhất – Giá đất tăng, giá hoa màu cũng tăng, áp dụng từ nay đến hết 2025

Khi nào Nhà nước thu hồi đất? Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *