×

Bác Vượng tuyên bố: Xe VinFast đã nội địa hóa hơn 60%, chỉ 2 năm nữa sẽ tự sản xuất gần 100%, ngay cả pin cũng tự làm với giá rẻ hơn hiện tại nhiều lần

VinFast đã xây dựng lộ trình tăng tỉ lệ nội địa hóa ô tô từ mức 60% hiện tại lên 84% vào năm 2026.

Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 1.

Việt Nam đang tự sản xuất được nhiều linh kiện, phụ tùng ô tô – Ảnh: VinFast

Cuộc tranh cãi về “chiếc ốc vít” đã tạo nên các luồng tranh luận trái chiều, và nay dường như đã có lời giải, khi không chỉ còn lo làm ốc vít nữa mà còn hơn thế.

Năm 2023, ông Phan Đăng Tuất, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, đã phát biểu rằng Việt Nam chưa chế tạo được một mã nào trong số 200 mã kim loại dùng cho hơn 20.000 chi tiết linh kiện ô tô.

Vấn đề “chiếc ốc vít” này cũng đã được chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề cập trong một hội thảo về mục tiêu nâng cao tỉ lệ nội địa hóa của VinFast lên trên 80% từ bây giờ tới năm 2026, tổ chức vào ngày 12-12-2024. Bà Lan nhấn mạnh rằng thực tế Việt Nam đã làm được nhiều hơn là chỉ “chiếc ốc vít”.

Xe VinFast đã đạt tỉ lệ nội địa hóa trên 60%, tiến tới mốc 84%

Trong chuyến thăm nhà máy của VinFast vào ngày 12-12, các chuyên gia và giới truyền thông trong nước đã chứng kiến quá trình sản xuất các bộ phận và phụ tùng cho các mẫu xe điện đang bày bán trên thị trường.

Theo đó, rất nhiều chi tiết quan trọng cấu thành nên chiếc ô tô điện, từ thân vỏ đến động cơ, đang được sản xuất ngay tại nhà máy này. Theo VinFast, hơn 30% diện tích khuôn viên tổ hợp được sử dụng để phát triển khu công nghiệp phụ trợ, giúp các doanh nghiệp có cơ hội gia nhập chuỗi cung ứng.

VinFast đang sở hữu các nhà máy dập, hàn, lắp ráp và sản xuất động cơ, với dây chuyền công nghệ được nhập từ nhiều tên tuổi lớn từ Đức, Áo, Hàn Quốc…

Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 2.
Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 3.


Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 4.
Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 5.
Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 6.

Các chi tiết động cơ, hộp số đều được sản xuất tại Việt Nam – Ảnh: ĐỨC KHÔI

Sau khi tham quan nhà máy, bà Lan cho biết: “Khi được nhìn trực tiếp thì thấy tỉ lệ hơn 60% nội địa hóa của VinFast thực sự thuyết phục. Đến đây, sẽ thấy tận mắt rất nhiều bộ phận xe hơi quan trọng được sản xuất ngay tại Hải Phòng. Các thiết bị để sản xuất đến từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến nhất, hiện đại nhất”.

Vị chuyên gia này nhận định hai năm nữa, tức là đến năm 2026, tỉ lệ nội địa hóa của VinFast sẽ đạt 84% như hãng công bố là khả thi.

Bà Lan cho rằng những gì VinFast đã làm được trong thời gian vừa qua thậm chí còn vượt trội hơn so với nhiều doanh nghiệp FDI. Hơn nữa, VinFast mới thành lập hơn 7 năm nhưng đã làm được những điều hơn những hãng đã ở Việt Nam hàng chục năm.

Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 7.
Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 8.
Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 9.
Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 10.

Giới chuyên gia tin vào mục tiêu nội địa hóa tới đây của VinFast – Ảnh: ĐỨC KHÔI

VinFast đã đặt mục tiêu tỉ lệ nội địa hóa 84% vào năm 2026. Để đạt được cột mốc này, VinFast sẽ sản xuất và cung ứng trong nước thêm các chi tiết như ghế, dây điện, đèn xe, vành xe, hệ thống phanh, hệ thống lái cùng nhiều linh kiện nội, ngoại thất khác.

Đặc biệt, tỉ lệ này còn đến từ pin xe điện được VinFast sản xuất ngay tại Việt Nam. Đây cũng là chi tiết có giá trị lớn nhất trên một chiếc ô tô điện.

Sau buổi tham quan, GS.TS Lê Anh Tuấn, chủ tịch hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, phát biểu: “Tại VinFast, tỉ lệ nội địa hóa hiện đã đạt hơn 60% với những chi tiết quan trọng như động cơ điện, thân vỏ, trần xe, giảm xóc… Tôi đến nhà máy VinFast và bị thuyết phục vì thực tiễn là rõ ràng”.

“Ngoài ra, với ô tô điện, các thành tố chính còn là cell pin, pack pin, hệ thống, sạc, hệ thống truyền động, điều hòa, phần mềm điều khiển… Tôi mừng là VinFast đã đi thẳng vào những chi tiết quan trọng này để làm chủ, thể hiện ‘Know How’ trong xe điện, với khả năng tự lái ngày càng cao.

Bên cạnh các chi tiết bộ phận chính, VinFast còn định hướng nội địa hóa các chi tiết vành xe, phanh lái, kính gương… Tổng hòa tạo ra xe VinFast với tỉ lệ nội địa hóa cao”, ông Tuấn nói thêm.

Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 11.
Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 12.
Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 13.
Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 14.

Những chi tiết như giảm xóc, phanh, các chi tiết nhựa… đều được làm tại nhà máy VinFast – Ảnh: ĐỨC KHÔI

Con đường nâng cao tỉ lệ nội địa hóa ô tô

Theo chia sẻ của ông Lê Ngọc Anh – giám đốc nhà máy VinFast Việt Nam, để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa ô tô, VinFast sẽ đi theo 3 chiến lược chính.

Đầu tiên là hợp tác cùng các đối tác hiện có, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm trong sản xuất phụ tùng, linh kiện, logistics, lắp ráp, gia công, cùng các đối tác FDI đang hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất linh kiện.

Thứ hai, VinFast sẽ tiến hành hợp tác chuyển giao công nghệ bằng cách cộng tác với những công ty hàng đầu thế giới chuyên về thiết kế, sản xuất các bộ phận phức tạp và công nghệ cao, nhằm chuyển giao công nghệ cho các công ty đối tác hiện tại của VinFast tại Việt Nam.

Thứ ba, thúc đẩy các khoản đầu tư FDI mới, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài thiết lập nhà máy và cơ sở sản xuất phụ tùng tại khu tổ hợp nhà máy VinFast.

Xe VinFast đã nội địa hóa 60%, hai năm nữa tiến lên 84% - Ảnh 15.

VinFast có 3 chiến lược để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa – Ảnh: VinFast

PGS.TS Bùi Quang Tuấn, phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong buổi tham luận đã nhấn mạnh rằng Việt Nam cần phát triển theo mô hình hệ sinh thái với sự tham gia của nhiều bên liên quan.

“VinFast và một số doanh nghiệp đi đầu trong ngành công nghiệp chế tạo phải theo hướng giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh, tăng cường năng lực công nghệ, tăng cường tiềm lực, giúp nước ta đi nhanh hơn vào cuộc cách mạng lần thứ 4”, ông Tuấn phát biểu.

Related Posts

Cuối năm Giáp Thìn 2024, gia chủ cần làm ngay 4 việc này để rũ bỏ vận xui, năm mới Ất Tỵ 2025 rước lộc vào nhà, vinh hoa phúq quý

Vào những ngày cuối năm, gia chủ có thể thực hiện những việc này để rũ bỏ vận xui, thu hút tài lộc vào nhà.Dọn nhà cửa…

Những lỗi vi phạm bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe máy từ 1/2025: Lái xe cần nắm rõ để tuân thủ đúng pháp luật

Từ 1/1/2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, trong đó có việc trừ điểm giấy phép lái xe. Cơ quan soạn thảo đã căn cứ…

Năm Ất Tỵ 2025, 3 con giáp nữ bị sao La Hầu chiếu mệnh, khó khăn đủ đường: Số 2 hết sức cẩn trọng

Sao La Hầu là một hung tinh. Những tuổi gặp sao này được dự báo có thể gặp một số khó khăn trong cuộc sống.Sao La Hầu…

Từ 1/1/2025: 8 trường hợp sang tên Sổ Đỏ được miễn thuế phí, ai không nắm rõ là mất tiền o::an

Theo quy định những trường hợp này khi sang tên Sổ đỏ sẽ được miễn lệ phí, đó là những ai.Sang tên sổ đỏ là gì? Sang…

Bà Lê Thúy Hằng Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) bị kh::ởi t:ố

Bà Lê Thúy Hằng (SN 1970) giữ chức Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) từ tháng 12/2019. Bà Hằng vừa…

T;;àn đ;;ời Đàm Vĩnh Hưng: Chồng tỷ phú của ca sĩ Bích Tuyền lần này quyết theo k:iện tới hơi thở cuối cùng, “vung tiền” thuê hẳn 6 luật sư sẵn sàng đ;;ối đ;;ầu

Ông Gerard Richard Williams – chồng ca sĩ Bích Tuyền – thuê thêm 2 luật sư, tổng cộng 6 người, tham gia vụ ca sĩ Đàm Vĩnh…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *