×

Gộp 2 bằng lái ô tô, xe máy trên thẻ PET: Bị tước 1 bằng phải làm sao? Người dân không nắm rõ là thiệt lớn

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi sở GTVT các tỉnh, thành phố hướng dẫn thống nhất cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX) đối với trường hợp áp dụng tước quyền sử dụng GPLX có tích hợp các loại xe.

Theo Cục Đường bộ Việt Nam, thời gian qua, một số sở GTVT có cách hiểu khác nhau về cấp, đổi GPLX tích hợp giữa GPLX mô tô và GPLX ô tô trên cùng một thẻ PET khi 1 trong 2 loại bị tước quyền sử dụng và loại còn lại không bị xử phạt đã đến thời hạn đổi.

Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, người dân có quyền lựa chọn tích hợp hoặc tách GPLX có thời hạn (GPLX ô tô) và GPLX không thời (GPLX mô tô) hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Đối với việc tước quyền sử dụng GPLX, dẫn quy định tại Nghị định số 100/2019 của Chính phủ, Cục Đường bộ Việt Nam khẳng định, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

giay phep lai xe tich hop 1 2387.jpg
Việc tích hợp bằng lái xe máy, ô tô trên cùng một thẻ PET gây nhiều phiền toái nếu bị thu giữ.

Từ đó, Cục yêu cầu các sở GTVT tuyên truyền và hướng dẫn người có GPLX chủ động tích hợp hoặc tách GPLX tích hợp theo quy định tại Thông tư số 12/2017 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ.

Cục cũng cho biết, Bộ GTVT đã chuyển các ý kiến vướng mắc trong các quy định về tước quyền sử dụng GPLX tích hợp đến Bộ Công an (đơn vị được Chính phủ giao chủ trì xây dựng Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hướng dẫn Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025) để khắc phục, đồng thời cập nhật các quy định về tước quyền sử dụng GPLX tích hợp tại nghị định, đảm bảo quy định các nội dung về cấp đổi, cấp lại GPLX tích hợp bị tước quyền sử dụng được thống nhất.

Trong thời gian Luật Trật tự, an toàn giao thông đường sở GTVT thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2019.

Cụ thể, các sở GTVT không làm thủ tục cấp đổi, cấp mới GPLX trong thời gian bị tước GPLX, bao gồm cả trường hợp áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền thực hiện việc tước giấy tờ trên môi trường điện tử theo quy định tại các thông tư liên quan của Bộ Công an.

Thủ tục tách 2 giấy phép lái xe

Trên thực tế, việc gộp chung 2 GPLX ô tô và mô tô vào 1 thẻ PET đã nảy sinh nhiều bất tiện cũng như phát sinh nhiều vấn đề bất cập khi CSGT xử lý người vi phạm. Do đó, để tránh mất cả 2 thẻ và thuận tiện cho việc xử phạt vi phạm giao thông, người dân có thể chủ động tách thành 2 GPLX.

Luật sư Nguyễn Doãn Hùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) hướng dẫn, căn cứ Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, thủ tục tách GPLX hạng không thời hạn và có thời hạn như sau:

Đầu tiên, người lái xe cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc bằng hình thức kê khai trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT (https://dichvucong.gov.vn), gồm có:

Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định, bản chính giấy khám sức khỏe người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Giấy phép lái xe, thẻ chứng minh nhân dân (CMND) hoặc căn cước công dân (CCCD) hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (bản sao có công chứng).

Khi thực hiện thủ tục đổi GPLX, trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp GPLX và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai; khi nhận giấy phép lái xe mới, phải nộp lại bằng lái xe cũ để lưu hồ sơ.

Lệ phí cho việc tách 2 GPLX ô tô và mô tô riêng biệt là 270.000 đồng. Thời gian sẽ không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Việc trả GPLX sẽ được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cá nhân.

Related Posts

Mối quan hệ ít người biết giữa Dương Quá và Trương Tam Phong: Sao có thể như vậy?

Dương Quá và Trương Tam Phong là hai nhân vật võ lâm nổi tiếng trong tiểu thuyết kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung. Dương Quá…

Cuộc sống hiện tại của “Dương Quá – Tiểu Long Nữ” hạnh phúc nhất màn ảnh quá ngỡ ngàng

Mối tình bền chặt ngoài đời thực của Lý Minh Thuận và Phạm Văn Phương đã trở thành hình mẫu lý tưởng về tình yêu trong showbiz…

Vì sao Lý Mạc Sầu thù hận Tiểu Long Nữ dù cả 2 đều là đệ tử đời thứ 3 của phái Cổ Mộ trong thế giới kiếm hiệp

Cả Lý Mạc Sầu và Tiểu Long Nữ đều là đệ tử đời thứ 3 của phái Cổ Mộ trong thế giới kiếm hiệp của cố nhà…

Từ 1/1/2025: Chủ phương tiện đi ngược chiều bị phạt tới 20 triệu đồng, đừng ai dại để mất tiền oan

Nghị định 168 có hiệu lực từ 1/1/2025, quy định các hành vi vi phạm như không chấp hành tín hiệu đèn, đi ngược chiều sẽ bị…

Xót xa 5 mỹ nhân qua đời th.ảm thươn.g từng đóng trong phim Kim Dung

Yêu hết lòng nhưng phải nhận lấy cái chết bi thương là điểm chung nam tác giả Trung Quốc đã tạo cho các nhân vật của mình….

Dung mạo hiện tại của diễn viên Xuân Tùng – ‘Xin hãy tin em’ ở tuổi 54 thực sự quá xót xa, liệu ai còn nhận ra?

Từ nhiều năm nay, diễn viên Xuân Tùng gần như biến mất khỏi làng phim ảnh Việt. Xuân Tùng vào vai Trư – người yêu của Thắm…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *