Lương hưu là khoản tiền mà người lao động trong độ tuổi nghỉ hưu đặc biệt quan tâm. Hãy cùng xem cách tính lương hưu 2024 dưới đây để tự tính số tiền mà mình sẽ được nhận khi hết tuổi lao động.
1. Hướng dẫn cách tính lương hưu 2024
1.1. Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc
Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau:
Lao động nam
Lao động nữ
– Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.
– Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
– Mức hưởng tối đa là 75%.
– Đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.
– Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
– Mức hưởng tối đa là 75%.
Nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng (có thời gian lẻ dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 06 tháng trở lên thì tính mức giảm là 1%).
Hướng dẫn cách tính lương hưu 2024 chi tiết và dễ hiểu nhất (Ảnh minh họa)
1.2. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện
Theo Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức lương hưu hằng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng công thức sau:
Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:
Lao động nam
Lao động nữ
– Đóng đủ 20 năm BHXH thì được hưởng 45%.
– Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
– Mức hưởng tối đa là 75%.
– Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
– Mức hưởng tối đa là 75%.
2. Tăng lương tối thiểu vùng thì lương hưu có tăng không?
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, trưa ngày 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chốt mức tăng lương tối thiểu vùng là 6% từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên như sau:
Vùng
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I
4.960.000 (tăng 280.000)
23.800 (tăng 1300)
Vùng II
4.410.000 (tăng 250.000)
21.200 (tăng 1200)
Vùng III
3.860.000 (tăng 220.000)
18.600 (tăng 1100)
Vùng IV
3.550.000 (tăng 200.000)
16.600 (tăng 1000)
Như đã nêu phía trên, lương hưu của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được tính theo công thức:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Theo đó, lương hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng.
Do vậy, nếu tăng mức lương tối thiểu vùng thì lương của người lao động cũng có thể tăng. Đồng thời sẽ làm tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Từ đó kéo theo việc tăng lương hưu hằng tháng.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, khi tăng lương tối thiểu vùng, người tham gia BHXH cũng sẽ được tăng lương hưu nếu nghỉ hưu sau thời điểm này.
Tăng lương tối thiểu vùng thì lương hưu có tăng không? (Ảnh minh họa)
3. Tăng tuổi nghỉ hưu năm 2024 của người lao động
Theo đó năm 2024, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là:
– Đối với lao động nam: 61 tuổi.
– Đối với lao động nữ: 56 tuổi 4 tháng.
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.