×

Cầm cố tài sản với lãi suất cao hơn quy định, bị ph-ạt như thế nào? Chỉ được phép lấy lãi từ bao nhiêu? Quy định mới nhất

Bạn đọc có email [email protected] gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, cầm cố tài sản với mức lãi suất cao hơn quy định, có thể bị xử phạt như thế nào?

Cầm cố tài sản với lãi suất cao hơn quy định, bị phạt thế nào?Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất 20% có thể bị phạt. Ảnh: Hải Nguyễn
Luật gia Đào Thị Hằng, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Điểm d, Khoản 4 và Điểm a, Khoản 7 Điều 12 Chương II Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình (Nghị định số 144/2021/NĐ-CP) quy định về vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các Điểm đ, i, k, l, m, n và r Khoản 3; các Điểm d, đ và k Khoản 4 và Điểm b Khoản 5 Điều này;

Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất 20% có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được theo các quy định nêu trên.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *