Việt Nam vốn là quốc gia nổi tiếng với nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc. Do đó, phần đất rừng trên lãnh thổ nước ta chiếm diện tích đa số so với các loại đất khác.

Pháp luật đất đai phân chia đất rừng thành nhiều loại khác nhau dựa theo mục đích sử dụng đất, trong đó loại đất rừng phổ biến chính là đất rừng phòng hộ. Đối với việc sử dụng loại đất này, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Sử dụng đất rừng phòng hộ có phải nộp tiền sử dụng đất hay không? Đất rừng phòng hộ là gì? Đất rừng phòng hộ được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng khi bị thu hồi có được bồi thường không? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.

Đất rừng phòng hộ là gì?

Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, đa số loại đất mà cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao để sử dụng chính là đất rừng phòng hộ. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Đất rừng phòng hộ là gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé.

Định nghĩa rừng trong Luật Lâm nghiệp Việt Nam năm 2017 là: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loại thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên, độ tán che từ 0,1 trở lên”.

Và dựa vào mục đích đích sử dụng mà chia các loại đất rừng thành các loại đất khác nhau để dễ dàng quản lý và bảo vệ. Và căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp Việt Nam năm 2017 quy định đất rừng phòng hộ là:

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường quốc phòng an ninh, kết hợp du lịch sinh tháu, nghỉ dưỡng, giải trí, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Và tùy theo yêu cầu của việc nghiên cứu và mục đích phát triển rừng mà có nhiều cách phân loại đất rừng khác nhau. Tuy nhiên cách chia được biết đến nhiều nhất là gồm 4 loại:

– Đất rừng phòng hộ đầu nguồn

– Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

– Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển

– Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Mục tiêu to lớn của Nhà nước trong việc quản lý phát triển đất rừng phòng hộ là đảm bảo sự ổn định trong đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế quốc gia.

– Đối với môi trường: đất trừng phòng hộ nói riêng có vai trò chung là cân bằng lượng CO2 và O2 trong quá trình quang hợp. Bên cạnh đó đất rừng phòng hộ còn có vai trò riêng là vì có hệ thống gốc rễ cây là kho chứa nước, có tác dụng giữ nước, điều hoà và duy trì lưu lượng dòng nước chảy, làm giảm tốc độ dòng nước, giảm nguy cơ lũ lụt, xói mòn vùng đất dốc. Đó còn là nơi cư trú của các loài động vật thực vật đa dạng, phong phú về sinh học thiên nhiên.

– Đối với kinh tế: đất rừng phòng hộ là nơi cung cấp một sản lượng lớn lâm sản phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nức cũng như xuất khẩu làm giàu kinh tế đất nước. Ngoài ra, phát triển du lịch sinh thái rừng phòng hộ cũng là một ngành du lịch đang phát triển. Du lịch xanh làm tăng thu nhập nhân dân địa phương nhờ đó người dân có ý thức bảo vệ, phát triển rừng hơ.

– Đối với xã hội: đất rừng phòng hộ tạo công ăn việc làm cho nhân dân với các hoạt động kết hộc nông – lâm – ngư nghiệp. Bên cạnh đó rừng phòng hộ còn có giá trị to lớn trong công tác nghiên cứu khoa học.
Sử dụng đất rừng phòng hộSử dụng đất rừng phòng hộ

Sử dụng đất rừng phòng hộ có phải nộp tiền sử dụng đất không?

Anh T nhận thấy một vài khu đất rừng phòng hộ tiềm năng để trồng cây ăn trái nên muốn xin nhà nước giao đất để khai thác những mảnh đất đó. Tuy nhiên, anh T nghe nói một số trường hợp khi giao đất rừng người dân phải nộp tiền sử dụng đất cho cơ quan nhà nước. Do đó, anh T băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Sử dụng đất rừng phòng hộ có phải nộp tiền sử dụng đất hay không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Theo khoản 2 Điều 54 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;

2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;

3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;

4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;

5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.

Như vậy, người sử dụng đất rừng phòng hộ không phải nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất.
Sử dụng đất rừng phòng hộ

Sử dụng đất rừng phòng hộ

Đất rừng phòng hộ được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng khi bị thu hồi có được bồi thường không?

Trước đây, hộ gia đình chị N được chính quyền địa phương giao cho thửa đất rừng không thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, gần đây chị N nghe nói khu đất rừng này sắp bị nhà nước giải tỏa để xây dựng sân bay. Khi đó, chị N băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Đất rừng phòng hộ được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng khi bị thu hồi có được bồi thường không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Theo khoản 1 Điều 82 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất nhưng không bồi thường về đất như sau:

Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất

Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:

1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;

2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;

3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;

4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.

Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;

b) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;

c) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;

d) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;

đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định nêu trên thì trường hợp đất rừng phòng hộ được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân) khi bị Nhà nước thu hồi sẽ không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất.