Nhiều người cho rằng Tào Tháo là kẻ háo sắc nhất thời Tam quốc. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, đệ nhất háo sắc giai đoạn lịch sử này là một người quyền thế khác.
Dưới thời Tam quốc, Tào Tháo nổi tiếng đa nghi gian xảo và cũng được cho là người háo sắc nhất. Điều này xuất phát từ việc Tào Tháo không chỉ cưới những mỹ nhân xinh đẹp tuyệt sắc về làm vợ mà còn lấy cả các góa phụ.
Theo đó, “hậu cung” của Tào Tháo có tới hàng chục thê thiếp. Những mỹ nhân này hầu hạ và sinh cho Tào Tháo nhiều con trai, con gái.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, Tào Tháo không phải đệ nhất háo sắc thời Tam quốc. Thay vào đó, một nhân vật háo sắc hơn cả Tào Tháo là Chung Do.
Chung Do là một đại thần của nhà Tào Ngụy, được nhiều người biết đến với việc ông đã tham gia biên tập cuốn Thập nhị kỳ sách. Ông cùng tuổi với Tào Tháo.
Vào năm 75 tuổi, Chung Do vui mừng khi người con trai Chung Hội chào đời. Chung Hội từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, lanh lợi, học rộng hiểu sâu. Về sau, Chung Hội làm rạng danh gia tộc khi giữ vị trí quan trọng trong triều.
Ở tuổi 75, Chung Do có thêm con trai cho thấy ông có sức khỏe tráng kiện, vẫn còn ham muốn sắc dục, thích gần gũi nữ sắc.
Trong khi nhiều người ở độ tuổi của ông không còn mặn mà chuyện nam nữ do tuổi cao sức yếu thì Chung Do vẫn hưởng thụ “niềm vui” khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Mẹ của Chung Hội là một người thiếp trẻ trung, xinh đẹp của Chung Do. Khi về già, Chung Do lạnh nhạt với chính thất mà yêu chiều, sủng hạnh mẹ của Chung Hội.
Thậm chí, Chung Do còn bỏ chính thất đã bầu bạn với mình suốt nhiều năm để dành trọn tình yêu và sự quan tâm cho mẹ của Chung Hội.
Biết được chuyện này, Biện Thái hậu đã nói chuyện với Tào Phi để khuyên Chung Do hãy xem xét lại quyết định bỏ vợ cả. Qua hành động này, nhiều người bất ngờ trước tình yêu mà Chung Do dành cho người thiếp. Ảnh trong bài mang tính minh họa.