×

Mức ph:ạt không bật xi-nhan mới nhất: CSGT có cần hình ảnh như quy định cũ nữa không? Nhiều người ngỡ ngàng tới khi bị phạt mới biết quá “ch:át”

Không xi-nhan khi chuyển hướng là lỗi mà rất nhiều người lái xe gặp phải khi tham gia giao thông, vậy lỗi này sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hiểu đúng về đèn xi-nhan

Trên các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy đều được trang bị đèn xi-nhan (đèn báo rẽ, đèn chuyển hướng). Loại đèn này là bắt buộc và là quy chuẩn an toàn mà người điều khiển phải sử dụng khi chuẩn bị chuyển hướng, chuyển làn cho xe cùng lưu thông.

Khi có tín hiệu đèn xi-nhan từ phương tiện muốn rẽ, chuyển hướng, các phương tiện trên đường sẽ chủ động nhường đường để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, một số người điều khiển phương tiện giao thông vẫn còn mắc lỗi không xi nhan dẫn tới bị phạt hành chính hoặc xảy ra va chạm không đáng có.

Bật xi-nhan trong trường hợp nào?

Khi điều khiển phương tiện thực tế trên đường, người lái xe sẽ phải sử dụng đèn xi-nhan trong một số trường được cụ thể được quy định tại Điều 14, 15, 16, 18 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, những trường hợp sau đây phải bật đèn xi-nhan gồm:

– Chuyển làn đường

– Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu)

– Xin vượt

– Xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng xe.

Bên cạnh đó, để việc lưu thông được thuận lợi hơn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật đèn xi-nhan đối với những tình huống như:

– Đi qua vòng xuyến: Bật xi-nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”.

– Khi vào vòng xuyến thì xi-nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi-nhan phải.

– Đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.

– Lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.

– Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan.

Việc thực hiện xi-nhan để đảm bảo an toàn, các phương tiện khác có thể nhận diện, người điều khiển xe nên bật xi-nhan trước khoảng 25 – 30 mét trước khi rẽ và duy trì thêm 5 – 10 mét sau khi rẽ ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt. Do đó, những người đi gần đó sẽ biết lúc nào xe sắp đổi hướng, và lúc nào đã đổi hướng xong. Ngoài ra, để đảm bảo đèn xi-nhan luôn hoạt động tốt thì cần được kiểm tra định kỳ và sửa chữa ngay nếu có vấn đề.

Mức phạt lỗi không xi-nhan khi tham gia giao thông

Mức phạt không xi-nhan mới nhất năm 2024, CSGT có cần hình ảnh?- Ảnh 1.

Mức phạt không xi-nhan mới nhất năm 2024, CSGT có cần hình ảnh?. Ảnh Khải Phạm.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về mức phạt áp dụng với người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm lỗi không bật xi-nhan.

Đối với xe máy

Theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển xe máy mắc lỗi không bật xi-nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:

Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng khi xe chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng đối xe chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường không giao nhau cùng mức).

Hệ thống đèn xi nhan trang bị trên hầu hết các xe máy được bố trí song song trái – phải; 2 đèn phía trước – 2 đèn phía sau. Khi người điều khiển bật tín hiệu xi-nhan, đèn sẽ sáng đồng thời cả phía trước và phía sau.

Đèn xi nhan ôtô được thiết kế đặt ở 4 góc của xe. Nhằm mang đến sự tiện lợi cho người dùng, nhà sản xuất đã ứng dụng nhiều công nghệ mới giúp tăng cường tính năng cho hệ thống đèn xi-nhan ôtô.

Đối với ô tô

Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt với lỗi ôtô không xi-nhan trong trường hợp cần thiết, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng đối với trường hợp dừng, đỗ xe nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với trường hợp chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp người điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ tại nơi đường không giao nhau cùng mức).

Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng đối với trường hợp lùi xe nhưng không có tín hiệu xi-nhan báo trước.

Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng đối với trường hợp chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi-nhan báo hiệu trước.

Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với trường hợp người điều khiển xe ôtô không đưa ra tín hiệu báo trước khi vượt.

Không chỉ vậy, theo Điểm a, khoản 4, Điều 6 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định trường hợp bật đèn xi-nhan sau chậm khi đã chuyển hướng, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt với số tiền cụ thể tùy loại phương tiện:

Từ 200.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Phạt từ 600.000 – 800.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô.

CSGT có được giữ giấy tờ không?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nếu phạm lỗi không xi-nhan, một số trường hợp người điều khiển phương tiện có thể bị giữ giấy tờ, cụ thể:

Khi không xi-nhan, người điều khiển sẽ máy sẽ bị tạm giữ giấy phép lái xe 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Trong khi đó, ô tô không xi-nhan khi chuyển hướng, rẽ…, người điều khiển có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Cụ thể, tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, trường hợp vượt xe không xi-nhan hoặc chuyển làn đường trên đường cao tốc nhưng không xi-nhan báo hiệu trước sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

Lỗi không xi-nhan có cần hình ảnh không?

Theo Thông tư 01/2016/TT- BCA của Bộ Công an quy định; nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra; kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT đã quy định rõ; chỉ một số lỗi vi phạm giao thông bắt buộc phải ghi lại hình ảnh; người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông; mới có thể lập biên bản, ra quyết định xử phạt được.

Đối với lỗi người điều khiển không bật xi-nhan khi chuyển làn, cán bộ, chiến sỹ CSGT là người làm nhiệm vụ bằng mắt thường phát hiện vi phạm và tiến hành dừng xe thông báo vi phạm, tiến hành lập biên bản xử lý và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản đó.

Related Posts

Quang Lê chuẩn bị kết hôn với Hà Thanh Xuân, vợ cũ “Vua Cá Koi”

Mới đây nhất, trên các diễn đàn mạng xã hội râm ran lan truyền thông tin về việc nữ ca sĩ Hà Thanh Xuân và nam ca sĩ Quang…

Đối tượng, điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ ngày 1/7/2025

Đối tượng, điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ ngày 1/7/2025Theo Luật BHXH 2014 hiện hành, NLĐ có thời gian đóng BHXH cao…

Cách chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư theo luật mới nhất: Cực đơn giản mà chi phí rẻ không ngờ

 Chuyển đổi đất ao sang đất thổ cư cần thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai. Cách chuyển đổi đất ao sang…

Cả showbiz chúc mừng gia đình Anh Tuấn – Nguyệt Hằng

Ở tuổi 51, diễn viên Nguyệt Hằng đã được hưởng niềm vui lên chức bà ngoại tới 2 lần. Diễn viên Nguyệt Hằng – Anh Tuấn là…

Cuộc sống của nam diễn viên Việt sau 2 năm vợ đại gia bị b.ắ.t vì cho vay n.ặng l.ãi giờ quá ngỡ ngàng

Dù là diễn viên tay ngang, xuất thân từ một ông chủ tiệm kim khí nhưng Kinh Quốc lại khiến nhiều người yêu thích bởi khả năng diễn xuất…

Đi công tác cùng sếp, tối đó tiếp đối tác tôi uống đỡ cho anh mười mấy chén r:ượ:u nên say khướt, lúc về anh phải dìu lên tận phòng, thay cho cả quần áo rồi nằm cạnh trông tôi cả đêm, vậy mà sáng ngủ dậy tôi gi-ật mì-nh khi thấy cả hai đang tr-ầ-/n như nhộng, 1 tháng sau thì tôi thử que lên 2 vạch đỏ chót. Biết tôi mang b-ầ-u, anh bỏ vợ cũ và đến bên tôi nhưng chưa kịp hưởng tình yêu ngọt ngào thì rụ-ng r-ời tay chân khi nghe tin dữ

Mọi chuyện bắt đầu khi tôi cùng sếp tổng, anh Quân, đi công tác. Đêm hôm đó, chúng tôi phải tiếp đãi một đối tác quan trọng….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *