Theo quy định có những trường hợp dưới đây bắt buộc phải đi dổi sổ đỏ sang sổ hồng mới người dân nên biết sớm.
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được người dân gọi tắt là sổ đỏ nhờ màu sắc bên ngoài của sổ.
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là tên gọi người dân thường gọi nhằm phân biệt giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà có bìa bên ngoài màu hồng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ.
Theo như luật đất đai hiện hành, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định chung mẫu mới và có bìa màu hồng.
Tại khoản 6 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
3 Trường hợp nào bắt buộc phải đổi từ sổ đỏ cũ sang sổ hồng?
– Thứ nhất là những người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định thì có thể đổi sang Sổ Hồng mới theo luật hiện hành.
– Thứ hai những trường hợp dồn điền đổi thửa và thay đổi diện tích, kích thước thửa đất hoặc trong trường hợp giấy chứng nhận là tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ ghi tên của một người và nay muốn đổi sổ mới ghi tên cả hai vợ chồng.
– Thứ ba: Bên cạnh đó một số trường hợp bắt buộc phải đổi từ sổ đỏ cũ sang sổ hồng mới đối với Giấy chứng nhận được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 là khi Giấy chứng nhận đã cấp có tình trạng bộ ố, bị nhòe, bị rách, bị hư hỏng thì cần đổi lại sổ đỏ để đảm bảo quyền lợi của mình.
Thủ tục chuyển đổi từ sổ đỏ sang sổ hồng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
– Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp dối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giất chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người dân có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai/ Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận một cửa nếu địa phương có
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra tính chính xác của hồ sơ và xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận. Sau đó lập hồ sơ trình cơ quan cso thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
Bước 4: Nhận kết quả:
Khi thủ tục được tiến hành xong, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đấ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi đối với trường hợp nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã