Theo quy định những trường hợp dưới đây sẽ phải cấp đổi lại thẻ BHYT để không mất quyền lợi của mình.

Thẻ BHYT là gì?

Thẻ BHYT là một loại hình bảo hiểm do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp dịch vụ cho người dân. Khi tham gia BHYT người dân được hưởng rất nhiều quyền lợi nhất là khi đau ốm, tai nạn nhằm giảm tải những áp lực về khinh tế khi xảy ra những rủi ro về sức khỏe.  Thông thường thẻ BHYT sẽ được gia hạn khi bạn tiếp tục tham gia sau một năm cấp thẻ. Tuy nhiên, có những trường hợp dưới đây sẽ phải cấp đổi lại thể BHYT nếu không muốn thiệt thòi.


nhung truong hop

Những trường hợp cần phải đổi lại thẻ BHYT

– Những trường hợp mà thẻ BHYT bị  rách, nát hoặc hỏng, cháy thì cần phải đổi cấp lại thẻ mới

– Những trường hợp người dân yêu cầu thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

– Những trường hợp ma sai tên, ngày tháng năm sinh…thông tin ghi trong thẻ không đúng thì cần phải cấp đổi lại thẻ BHYT mới.

 Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm những gì?

+ Đơn đề nghị đổi thẻ BHYT(theo mẫu do tổ chức BHXH cung cấp);

+ Thẻ BHYT.

+ Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi thông tin (nếu có thay đổi về thông tin).- Người được đổi thẻ BHYT do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Mức phí thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

– Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức BHXH phải đổi thẻ cho người tham gia BHYT. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT.
truong hop phai cap doi lai the bhyt moi
Thẻ BHYT bị thu hồi, tạm giữ trong trường hợp nào?

– Thẻ BHYT bị thu hồi trong trường hợp:

+ Gian lận trong việc cấp thẻ BHYT;

+ Người có tên trong thẻ BHYT không tiếp tục tham gia BHYT.

+ Cấp trùng thẻ BHYT.

Thẻ BHYT bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ BHYT của người khác. Người có thẻ BHYT bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.