Rất nhiều người dân quan tâm nếu đi xe không chính chủ ra đường thì họ cần mang những giấy tờ gì để không bị xử phạt?
Người đi xe ‘không chính chủ’ cần mang những loại giấy tờ gì?
Nhiều người lăn tăn liên quan việc chồng đi xe của vợ, vợ đi xe của chồng, con đi xe của cha mẹ, bạn bè mượn xe đi… không chính chủ thì cần mang giấy tờ gì, để tránh bị xử phạt. Liên quan đến nội dung này, theo đại diện Phòng CSGT TP. Hà Nội, lực lượng chức năng chỉ xử phạt lỗi không sang tên xe theo quy định trong trường hợp: Thông qua điều tra, giải quyết tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe. Do vậy, trong trường hợp trên đều không liên quan đến lỗi không sang tên xe theo quy định.
Khi người dân chạy xe đứng tên người khác tham gia giao thông mà bị CSGT yêu cầu dừng xe xuất trình giấy tờ, thì chỉ cần xuất trình các loại giấy tờ sau:
Người đi xe ‘không chính chủ’ cần mang những loại giấy tờ gì?
Giấy đăng ký xe.
Giấy phép lái xe.
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ô tô).
Theo Thông tư 24/2023 của Bộ Công an trong vòng 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ bán xe, chủ xe phải làm thủ tục thu hồi.
Trường hợp quá thời hạn trên mà chủ xe không làm thủ tục thu hồi hoặc giao chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe làm thủ tục thu hồi thì trước khi giải quyết cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt đối với chủ xe về hành vi không làm thủ tục thu hồi.
Mức phạt không làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký, biển số theo quy định là từ 800.000 – 2.000.000 đồng đối với xe máy và từ 2.000.000 – 4.000.000 đối với ô tô; tổ chức phạt gấp đôi.
Xe không chính chủ là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì có thể lỗi không chính chủ là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua hay được cho hay được tặng xe.
Người dân nên nắm rõ những quy định khi tham gia giao thông
Theo quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định về sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.
Nghĩa là, nếu người điều khiển mượn xe người khác đi ra đường mà vi phạm giao thông thì không bị xử phạt với lỗi này trừ trường hợp gây tai nạn mà qua công tác điều tra, xác minh được các chủ thể đó đã có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô thì người vi phạm sẽ bị xử phạt với lỗi này.