×
×

Những đối tượng đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100%, bạn có thuộc trường hợp này không?

Thông thường, người bệnh phải đi khám, chữa bệnh đúng tuyến mới có cơ hội được thanh toán 100% bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên trong 06 trường hợp sau đây, dù người bệnh khám trái tuyến vẫn được hưởng BHYT 100% mức hưởng đúng tuyến.

Đi khám, chữa bệnh trái tuyến là gì?

Pháp luật chỉ quy định về các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến mà không định nghĩa thế nào là khám, chữa bệnh trái tuyến.


Empty
Tuy nhiên có thể hiểu, đi khám, chữa bệnh trái tuyến là trường hợp người bệnh đi khám, chữa bệnh không thuộc các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến được quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT:

(1) Đến khám, chữa bệnh tại đúng cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu đã đăng ký trên thẻ BHYT.

(2) Người bệnh có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện đi khám, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng tỉnh.

(3) Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu đi khám, chữa bệnh tại bất kì cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước.

(4) Người bệnh được chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.

(5) Người bệnh trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung, tạm trú ở tại địa phương khác đi khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế cùng tuyến hoặc tương đương với nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT.

(6) Đi khám lại theo giấy hẹn trong trường hợp trước đó đã được chuyển tuyến đúng quy định.

(7) Người bệnh phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể bản thân.

(8) Trẻ sơ sinh cần phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

6 trường hợp đi khám trái tuyến vẫn được BHYT 100%

– Khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện;

– Điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;

– Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc xã đảo, huyện đảo mà có tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ bảo hiểm y tế;
Empty
– Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc xã đảo, huyện đảo mà có tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ bảo hiểm y tế;

– Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc xã đảo, huyện đảo mà có tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ bảo hiểm y tế;

– Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.

Mức hưởng BHYT trái tuyến trong các trường hợp khác

Theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế hiện hành, nếu không thuộc các trường hợp được hưởng BHYT 100% mức hưởng đúng tuyến, người bệnh sẽ được quỹ BHYT thanh toán mức hưởng như sau:

– Đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh:

Quỹ BHYT không thanh toán chi phí điều trị ngoại trú nên người bệnh phải tự chi trả 100% chi phí.

– Đi khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương:

Điều trị ngoại trú: Quỹ BHYT không thanh toán chi phí điều trị ngoại trú nên người bệnh phải tự chi trả 100% chi phí khám.
Điều trị nội trú: Quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng đúng tuyến. Theo đó, người có thẻ BHYT với mức hưởng 100%, 95% hoặc 80% sẽ  được thanh toán tương ứng 40%, 38% hoặc 32% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT.

Related Posts

Tài xế gộp bằng lái, khi bị tước giấy phép điều khiển ô tô còn được đi xe máy? Ai cũng cần nắm rõ

Nhiều người gộp bằng lái xe máy, ô tô vào cùng 1 thẻ. Trường hợp tài xế vi phạm luật giao thông, bị tước bằng lái ô…

Được tập đoàn cấp Porsche để đi làm nhưng ‘dùng như phá’, 200 giám đốc bị thu hồi lại xe trong tiếc nuối

Những giám đốc điều hành cấp cao của Tập đoàn Volkswagen đều được công ty hỗ trợ xe Porsche để làm phương tiện di chuyển nhưng mới…

Từ nay trở đi: Bị tước hoặc tạm giữ GPLX trên VNeID, chủ xe có được dùng bản giấy để thay thế khi tham gia giao thông?

Gọi điện đến Đường dây nóng ANTĐ, nhiều bạn đọc hỏi, từ tháng 7, CSGT được tước/tạm giữ bằng lái xe trên VneID. Vậy sau đó, cá…

‘Không vùng cấm’: Tài xế lái ô tô bán tải lắp thêm đèn ‘siêu sáng’ chiếu thẳng vào người đi đường bị TƯỚC GPLX cùng khoản phạt ‘nhớ đời’

Cơ quan công an đã xác minh được tài xế lái ô tô bán tải lắp thêm đèn “siêu sáng” gây bức xúc mạng xã hội và…

C:ấm tuyệt đối vượt đèn vàng, cố tình CSGT ph:ạt tới 8 triệu, xem ngay còn tránh

Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất, ban soạn thảo đã bỏ quy định cấm vượt đèn vàng dù đang…

Tin cực vui: Từ ngày 1/8/2024, chủ xe có thể bấm biển số trên VNeID cùng điều kiện hấp dẫn

Theo Thông tư 28, từ ngày 1/8, chủ xe sẽ không phải đưa xe đến cơ quan đăng ký xe mà đăng ký sử dụng dịch vụ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

" "