×

Quy định mới về bậc lương của công chức, viên chức khi Cải cách tiền lương 2024: Tăng mỗi bậc bao nhiêu, nghề nào là lợi nhất?

Khi thực hiện Cải cách tiền lương năm 2024, bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ có nhiều bậc lương.

Chi cho cải cách tiền lương 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu 11,1 nghìn tỷ đồng

Theo Cổng TTĐT Bộ Nội vụ, vừa qua, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về thực hiện chính sách tiền lương từ 1/7/2024.

Dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng.
luong
Như vậy ngân sách đã bố trí 562 nghìn tỷ đồng đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết 27/2018 của Trung ương khóa 12 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 – 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng.

Quy định về bậc lương của công chức, viên chức khi cải cách tiền lương

Tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW có đưa ra nội dung cải cách là xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:

Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;

Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, ủy ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.

Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

Từ ngày 1.7.2024, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xây dựng 2 bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức.
cong-chuc
Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức sẽ có nhiều bậc:

Đối với bảng lương cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo thì mức lương phải thể hiện thứ bậc trong trong hệ thống chính trị.

Đối với bảng lương công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo thì mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức sẽ có nhiều bậc lương.

Tiếp tục tăng lương thêm 7%/năm từ 2025

Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.

Việc tăng lương thêm 7% để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP và được thực hiện cho đến khi mức lương thấp nhất của khu vực công bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc Quốc hội thông qua chính sách cải cách tiền lương lần này vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự,  tạo tâm trạng vui tươi, phấn khởi trong xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Để thực hiện được chính sách cải cách tiền lương là sự nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành trong thời gian qua. Trong đó phải kể đến nỗ lực trong việc tạo nguồn cho cải cách tiền lương.

Tuy nhiên, để có nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ thời gian tới, nhiệm vụ hàng đầu là tập trung để tạo nguồn lực tài chính bền vững.

Vì vậy, việc thu ngân sách như thế nào, tiết kiệm chi ra sao để đảm bảo có nguồn cho tiền lương sau giai đoạn 2024 – 2026 là vấn đề cần phải quan tâm.

Related Posts

Sau 3 năm nghỉ việc ở VTV, cuộc sống của nữ BTV xinh đẹp bậc nhất giờ thế nào?

MC Huyền Châu đã rời VTV từ năm 2021, sau 16 năm gắn bó để tìm kiếm những cơ hội và trải nghiệm mới ngoài lĩnh vực…

Con trai đòi lấy vợ, phản ứng của DV Quốc Tuấn mới s-ố-c

Ở tuổi 21, Bôm là chàng trai trưởng thành, biết giúp đỡ việc nhà và làm vui lòng bố.Hơn 6 năm sau chương trình Điều ước thứ 7,…

Con gái trong bụng Nhật Kim Anh lai Tây? Chính chủ chính thức lên tiếng

Trải qua nhiều sóng gió, Nhật Kim Anh và chồng cũ Bửu Lộc giờ đây có mối quan hệ tốt đẹp. Biết tin vợ cũ sắp sinh…

Từ khi bố chồng mất, đêm nào mẹ chồng cũng đòi lên ngủ cùng vợ chồng tôi vì… sợ m-a. Đang tận hưởng cuộc sống của vợ chồng son thì bỗng nhiên mọi thứ trở nên xám xịt nhưng không muốn mẹ tr-ầ-m cả-m sau khi bố ra đi nên tôi đành nín nhận. Hôm đó chợt tỉnh giấc giữa đêm tôi gi-ậ-t nảy mình khi thấy bà đang lúi húi làm điều này ở góc phòng

 Kể từ ngày bố chồng mất, mẹ chồng tôi dọn lên phòng ngủ cùng vợ chồng vì bảo rằng đêm tối lạnh lẽo, lại sợ ma quấy…

Tôi là con một, mặc dù biết chồng tôi có bồ nhưng mẹ đ-ẻ vẫn quyết định cho anh thừa kế tài sản chỉ vì con rể đã nhiệt tình chăm sóc bà trong suốt bao nhiêu năm ốm nằm li-ệt một chỗ. Nghĩ cũng t-ứ-c, đường đường chính chính là con r-uộ-t mà tay trắng nhưng vì bà đã viết di chúc rồi nên tôi cũng chẳng ho he nửa lời. Vừa nhận được sổ đỏ, chồng tôi đem đi sang tên ngay nhưng khi đến nơi thì anh s-ố-c ng-ửa khi nghe nhân viên báo người đang đứng tên nhà đất chính là…

Tôi và anh quen nhau trong một buổi chiều mưa lất phất. Anh là người đàn ông điềm đạm, trầm tính, luôn cẩn thận trong từng lời…

Biết tôi có bồ nhưng vì đang UT giai đoạn cuối nên mẹ vợ cũng tặc lưỡi cho qua. Trong suốt nửa năm bà nằm viện, tôi vẫn một tay chăm sóc từng ly từng tí: thay bỉm, gội đầu, cũng chẳng ngại hôi khai, còn con r-uộ-t của bà thấy bẩn là tránh xa. Cảm kích trước sự nhiệt tình của chàng rể, mẹ đã di chúc toàn bộ nhà cửa, xe cộ cho, còn anh em bên nhà vợ trắng tay. Nhưng khi dở sấp giấy tờ ra đi công chứng thì tôi r-ợ-n ng-ườ-i khi biết sự thật ki-nh hoà-ng

 Hôm ấy, sau một thời gian dài mẹ vợ nằm viện, sức khỏe bà yếu dần, không qua khỏi. Tang lễ diễn ra trong sự tiếc thương…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *