×

Sang năm mới: Đất trồng lúa được đền bù tăng cao, người nông dân ăn mừng

Thu hồi đất trồng lúa có được bồi thường không và giá bồi thường đất trồng lúa thế nào là một trong các vấn đề được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm.

1. Điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trồng lúa

Đất trồng lúa là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, theo đó, cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất trồng lúa thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất được hỗ trợ, bồi thường khi đáp ứng các điều kiện:

– Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đồng thời, theo  Điều 74 Luật Đất đai 2013 , việc bồi thường được thực hiện theo nguyên tắc:

– Người sử dụng đất có đủ điều kiện được bồi thường;

– Bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi.

Nếu không có đất để bồi thường thì bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

– Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định khi bồi thường thu hồi đất.


giá đền bù đất trồng lúa Giá đền bù đất trồng lúa năm 2023 (Ảnh minh họa)

2. Giá đền bù đất trồng lúa 2023 là bao nhiêu?

Trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, việc đền bù bồi thường được thực hiện như sau:

– Nhà nước đền bù bằng loại đất có cùng mục đích sử dụng. Nếu không còn quỹ đất để đền bù bồi thường thì thực hiện đền bù bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể cho người sử dụng đất (nếu đủ điều kiện đền bù, bồi thường về đất);

– Nếu thửa đất bị thu hồi không đủ điều kiện để được đền bù bồi thường về đất thì chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Theo đó, căn cứ Điều 114 Luật Đất đai 2013, trường hợp nhận tiền đền bù bồi thường tương ứng với phần diện tích đất trồng lúa bị thu hồi thì giá tính tiền bồi thường là giá đất cụ thể. Giá bồi thường đất nông nghiệp sẽ dựa trên bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Ví dụ, theo Quyết định 06/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nam Định quy định về bồi thường đất trồng lúa như sau:

1. Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trồng lúa hoặc các loại cây rau màu mà trước thời điểm thông báo thu hồi đất, người sử dụng đất đã đầu tư chi phí vào đất (như: làm đất, bón phân lót, chuẩn bị giống hoặc mới gieo trồng…) thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế hỗ trợ chi phí thực tế người dân đã đầu tư đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền, mức tối đa không vượt quá 3.000 đồng/m2.
Theo quy định này, việc bồi thường sẽ căn cứ vào tình hình thực tế hỗ trợ chi phí thực tế người dân đã đầu tư đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền, mức tối đa không quá 3.000 đồng/m2.

Tóm lại, giá đất cụ thể của đất trồng lúa nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất và không có quy định về mức giá chung.
3. Bị thu hồi đất trồng lúa, người dân còn được bồi thường các chi phí khác
Theo khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013, ngoài các khoản đền bù bằng đất hoặc bằng tiền khi bị thu hồi, người bị thu hồi đất trồng lúa còn có thể được xem xét nhận các hỗ trợ khác như:

– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất

– Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm

Với những trường hợp là cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp có đất bị thu hồi mà có điều kiện tiếp tục sản xuất thì có thể được xem xét hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ dựa trên điều kiện thực tế của địa phương.

– Hỗ trợ khác

Đối với các trường hợp là hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà bị thu hồi đất trong khi chưa đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

Các khoản hỗ trợ khác này sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo người dân đều có chỗ ở, ổn định đời sống, sản xuất.

Related Posts

Loại trái cây được bác sĩ ca ngợi hết lời dành cho nam giới, “ăn gì bổ nấy” là có thật!

Loại trái cây được bác sĩ ca ngợi hết lờiGần đây, bác sĩ Lã Cẩn Hanh, công tác tại Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Viên Dung…

Tiền nhiều như núi ‘Qua’ đổi hết thành siêu xe cho giữ giá: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tậu xế cổ Mercedes-Benz 280 SL, giá sương sương cỡ đâu gần 10 tỷ chứ cũng không có nhiều

Mẫu xe coupe cổ điển Mercedes-Benz 280 SL “Pagoda” đời 1967 vừa xuất hiện cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại một showroom ở TP.HCM. Ra mắt…

Thân thế ‘không phải hạng vừa’ của đại gia Hà Nội vừa mạnh tay chi 20 tỷ tậu siêu xe Porsche giống xe từng của Cường Đô la: Bên ngoài đẹp trai, bên trong lắm tiền!

Chiếc siêu xe Porsche 911 GT3 hàng hiếm của đại gia Hà Nội có giá lên tới 20 tỷ đồng, trong đó nhiều tùy chọn giống với…

Người m:ất không để lại di chúc, sang tên sổ đỏ thế nào vừa nhanh gọn vừa không mất tiền?

Khi người đứng tên sở hữu sổ đỏ qua đời mà không để lại di chúc, việc sang tên sổ đỏ trở thành một quá trình phức…

Không phải nước lọc hay nước chanh mật ong, ngủ dậy, uống ngay cốc nước này còn tốt hơn cả nhân sâm tổ yến

Đây là một sự thay thế tuyệt vời cho trà hoặc cà phê vào buổi sáng. Bất chấp những quan niệm sai lầm phổ biến, hạt lanh…

Hàng triệu tài xế xe ôm công nghệ ‘toát mồ hôi hột’ vì đề xuất ‘phải có thẻ hành nghề mới được lưu thông trên các địa bàn’: Xin giấy xác nhận các thứ giờ còn khó hơn lên trời, sao mà đáp ứng kịp?

Nhiều ý kiến cho rằng, việc Hà Nội đề xuất xe ôm phải có thẻ hành nghề là tạo thêm rào cản về mặt hành chính chứ…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *