Ngoài bốn người con trai, Lưu Bị vẫn còn hai người con gái nhưng đã bị thất lạc sau trận chiến với Tào Tháo tại Từ Châu.
Vào thời kỳ tiền Tam Quốc, Đổng Trác lộng hành biến Hán Hiến Đế thành bù nhìn, vương triều nhà Hán chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Giai đoạn này cũng xuất hiện không ít các hùng chủ nổi dậy ở nhiều nơi.
Có thể kể đến: Viên Thuật – tự tiện xưng đế, cát cứ Hà Bắc – Viên Thiệu, chiếm lĩnh Thục địa – Lưu Yên, cát cứ Dương Châu – Tôn Sách, chiếm cứ Kinh Châu – Lưu Biểu, chiếm cứ Hà Nam mưu đồ thiên hạ – Tào Tháo và một người nay đây mai đó bỗng có được Từ Châu – Lưu Bị.
Giai đoạn này Lưu Bị còn được gọi Lưu Hoàng Thúc, hay Giặc tai to theo cách gọi của Lữ Bố. Bởi tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” được dựa trên tư tưởng “ủng Lưu phản Tào” nên Lưu Bị luôn được xây dựng là một anh hùng nhân nghĩa chính thống.
Tuy nhiên trên lịch sử thực tế, để có thể làm bá chủ thì làm gì có ai chịu “ăn chay”.
Nói cách khác, làm gì có người nào chỉ dựa vào nhân đức là có thể dẹp loạn phiệt quân chinh phục thiên hạ. Có thể nói, chữ “nhân” hết sức phức tạp và Lưu Bị cũng không hề ngoại lệ.
Hồi trẻ, Lưu Bị theo học Lư Thực – một vị danh sư lúc bây giờ. Tuy nhiên, càng học Lưu Bị càng ngộ ra những điều bất hợp lý về thiên hạ.
Lưu Bị cho rằng: “Vương triều nhà Hán sắp tận, vậy còn học những thứ phép tắc quần thần để làm gì?”. Thế rồi nhận thấy Công Tôn Toản ở Liêu Đông phát triến khá thịnh, Lưu Bị quyết định đi theo hùng chủ họ Công Tôn.
Công Tôn Toản ngày càng bành trường thế lực rồi nảy sinh xung đột với Viên Thiệu, sau tử trận trong tay của quân Viên.
Lưu Bị trước đó sớm đã nhìn thấy kết cục của Toản nên sớm đã cào từ rời đi, sau đó ông vượt ngàn dặm đến Từ Châu, làm việc cho Đào Khiêm.
Với tính cách và khả năng của mình, Lưu Bị rất nhanh chóng được Đào Khiếm tín nhiệm, cuối cùng còn đem cả Từ Châu giao lại cho Lưu Bị.
Khi đó Lưu Bị nghĩ rằng bản thân tìm được một nơi ổn định để dựng nghiệp lớn, không ngờ lại bị Lữ Bố đánh úp, cướp mất Từ Châu một cách chóng vánh.
Lưu Bị lúc này nên gọi là “kẻ lang thang”.
Chặng đường sau đó của Lưu Bị tương đối gian truân, trước là nương nhờ nơi Viên Thiệu, sau phục vụ cho Lưu Biểu, thậm chí có gian đoạn còn phải xưng thần với Tôn Quyền.
Tuy nhiên, sau đại chiến Xích Bích, thiên hạ định cục phân 3, Lưu Bị mới có thể tạm yên tâm “mượn” Kinh Châu làm địa bàn phát triển, cuối cùng trở thành Hoàng đế Thục Hán.
Sau khi Lưu Bị qua đời, con trưởng của ông là Lưu Thiện kế vị, 3 người con trai khác của ông còn có con nuôi Lưu Phong, 2 con thứ là Lưu Vĩnh và Lưu Lý. Ngoài ra, ít người biết Lưu Bị vẫn còn 2 người con gái.
Quay trở lại thời điểm năm Công Nguyên 200, Lưu Bị sau một thời gian nương nhờ quân Ngụy để tiêu diệt Lữ Bố thì muốn thoát ly khỏi Tào Tháo.
Được sự phò trợ của Quan Vũ và Trương Phi, Lưu Bị giết chết thứ sử Từ Châu là Xa Trụ do Tào Tháo bổ nhiệm, sai Quan Vũ giữ thủ phủ Hạ Bì và để gia quyến ở lại đây, tự mình mang quân ra giữ Tiểu Bái làm ỷ dốc, ra sức chiêu binh mãi mã để chuẩn bị đối phó với quân Tào.
Tào Tháo sau đó đích thân mang quân tiến đánh họ Lưu. Lưu Bị lúc đó có vài vạn quân, cùng Trương Phi chia đường ra chống lại, nhưng vẫn không phải là địch thủ của Tào Tháo.
Ông bị thua một trận lớn, vội vã bỏ thành Tiểu Bái, bỏ luôn thành Hạ Bì trung tâm Từ Châu mà Quan Vũ đang trấn thủ, chạy lên Hà Bắc nương nhờ họ Viên.
Quan Vũ và gia quyến của Lưu Bị (trong đó có cả 2 con gái) vì thế mà rơi vào tay Tào Tháo.
Hai người con gái của Lưu Bị sau đó bị Tào Tháo đem thưởng cho thủ hạ là Tào Thuần, nhưng Tào Thuần dường như không chút tình cảm gì với hai người nên chỉ cho làm tiểu thiếp phục vụ ở nhà.
Nhìn theo nhiều cách, hai người con gái của Lưu Bị rơi vào tay Tào Thuần vừa có cái may vừa có cái rủi. Rủi vì đường đường thuộc dòng dõi Hoàng thất nhà Hán nhưng lại trở thành công cụ chơi đùa của kẻ khác.
May khi so với những binh sĩ hay lão bách tính đang bị cuốn theo sóng gió binh đao của thời loạn, hai người con gái của Lưu Bị có nơi đảm bảo mạng sống là đã sung sướng hơn rất nhiều rồi.