Đây chính là thắc mắc của nhiều bạn đọc để biết thêm chi tiết mời tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về vấn đề này nhé!
Mua phải xe máy của người khác ăn trộm đem bán thì có bị xử phạt hay không?
Theo quy định mới của Bộ Công khi mua bán xe máy cũ cần phải có Giấy đăng ký và cần phải sang tên đổi chủ xe chính chủ. Bởi vậy, đối với trường hợp này, ngay từ đầu nếu như người dân đã biết chiếc xe máy đó không phải là chính chủ, sau khi mua bán, đối với xe máy là loại tài sản phải chuyển quyền sở hữu thì một chiếc xe máy không phải là chính chủ sẽ không có giấy tờ để sang tên chính chủ thì sẽ biết được chiếc xe máy này có nguồn gốc từ đâu và sẽ tùy theo tình hình thực tế mà xử phạt. Đối với trường hợp mua bán, sử dụng tài sản do vi phạm pháp luật mà có sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Căn cứ nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì:
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi mua bán xe máy do trộm cắp mà thành của bạn có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn có phải trả lại chiếc xe cho chủ sở hữu của nó.
Chính vì vậy, khi mua bán tài sản nhất là xe máy, hay ô tô người dân cần phải hết sức thận trọng tránh tình trạng tham rẻ mà mua phải những đồ ăn cắp để rồi thiệt mình hại người.