×

Thực hư phía sau việc đầu tư hàng chục tỷ đồng cho một loạt cuộc thi Hoa hậu, công ty tổ chức có thu về lợi nhuận “kh:ủng”?

Trong một năm, Việt Nam ghi nhận không dưới 20 cuộc thi hoa hậu quốc gia, 2-3 cuộc thi cấp quốc tế được tổ chức. Nhưng trong số đó, chỉ vài cuộc có mức đầu tư lớn có thể nhìn thấy được như Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới Việt Nam… với bức tranh tài chính vẫn đang được “úp mở” bởi chính những đơn vị tổ chức.

Hè 2024 là thời điểm hàng loạt các cuộc thi sắc đẹp “rầm rộ” quay trở lại và bắt đầu mở họp báo. Ngày 13/5, Dược sĩ Tiến, nhà sản xuất của chương trình Hoa hậu Hoàn Vũ đã công bố mức đầu tư khủng lên tới 1 triệu USD cho khâu tổ chức. Trong ngày 3/6 vừa rồi, Ban tổ chức (BTC) họp báo khởi động cuộc thi hoa hậu Hòa bình Quốc tế, bắt đầu công bố lịch trình trước sơ khảo… Lật lại những chia sẻ của Ban tổ chức về các con số tài chính, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về phía đằng sau, các cuộc thi này đang kinh doanh như thế nào.

photo-1717524387676


Những số vốn “khủng” hàng chục, thậm chí trăm tỷ đồng vào các cuộc thi Hoa hậu

Khi một trong những cuộc thi hoa hậu danh giá nhất Việt Nam – Hoa Hậu Hoàn Vũ (Miss Universe Vietnam) khép lại cũng là lúc những thắc mắc xoay quanh chi phí mà BTC bỏ ra xuất hiện.

“Chúng tôi ước tính đã chi không dưới 50 tỷ đồng để tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023”, ông Trần Việt Bảo Hoàng, CEO Unicorp, chia sẻ ở họp báo khép lại cuộc thi.

Với mức độ đầu tư “không dưới 50 tỷ đồng”, ông Bảo Hoàng nói rằng vì Miss Cosmo Vietnam 2023 là mùa giải kỷ niệm 15 năm. Đồng thời để đánh dấu hành trình mới của thương hiệu, họ chọn Đà Lạt làm nơi tổ chức. Vì thế, các khoản chi từ đó cũng cao hơn. Ngoài ra, chi phí phát sóng khung giờ vàng trên VTV3 vào dịp cuối năm cũng là con số không nhỏ.

Ngoài những khoản chi lớn, Ban tổ chức phải chi những khoản nhỏ khác như công tác di chuyển của thí sinh, ê-kíp, báo chí, tiền ăn uống, khách sạn, tiền thuê đội ngũ make-up, tiền quảng cáo…

Trái ngược với việc công khai mức chi phí tổ chức của CEO Unicorp, khi được hỏi về số tiền đăng cai Miss Grand International hồi tháng 10/2023, bà Phạm Kim Dung, CEO Sen Vàng không công bố cụ thể.

“Con số đối với một cuộc thi sắc đẹp cũng giống số tuổi của phụ nữ, nó chỉ là con số thôi. Vì vậy, tôi chỉ nói rằng, đối với cuộc thi hoa hậu như Hoa hậu Việt Nam, chúng tôi chưa bao giờ chi số tiền mặt dưới 60 tỷ đồng, chưa kể tất cả dịch vụ khác”.

Bà Dung cho hay, Gala Kỷ niệm 30 năm của Hoa hậu Việt Nam (mùa giải 2018, năm Hoa hậu Tiểu Vy đăng quang), số tiền đầu tư lên đến cả trăm tỷ. “Số lượng sự kiện chúng tôi làm, những bộ ảnh, những chuyến đi dài cũng như những hành trình nhân ái, các bạn có thể tính ra được số tiền chi ra rất dễ”, bà chia sẻ.

Đồng thời, một thành viên trong Ban Giám khảo cuộc thi Hoa hậu ở Việt Nam tiết lộ thêm: “Các cuộc thi nhỏ không cần phải chi số tiền lớn để tổ chức, quản lý thí sinh, marketing, mời ban giám khảo quốc tế… Một cuộc thi lớn có thể bỏ từ 10-100 tỷ đồng trong khi những cuộc thi nhỏ hơn chỉ tầm 3-4 tỷ đồng để vận hành. Vì thế, họ sẽ thu về nhiều hơn các cuộc thi lớn”.

Không chỉ BTC là bên mất phí, mà ngay cả thí sinh tham dự cũng phải bỏ ra chi phí tương đối để tham gia cuộc thi như đầu tư trang phục trình diễn, makeup, phụ kiện… Số tiền mỗi người đẹp bỏ ra trong mỗi cuộc thi còn tới từ sự hỗ trợ của BTC và nhà tài trợ.

Câu chuyện của Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 – Lê Hoàng Phương cũng là một trong những ví dụ điển hình liên quan đến chi phí tham gia cuộc thi nhan sắc. Người đẹp Khánh Hoà từng tiết lộ, số tiền cô bỏ ra cho váy áo, make up, phụ kiện… là không nhỏ.

Á hậu Mâu Thuỷ cũng từng có những chia sẻ về xoay quanh câu chuyện chi phí cho một cuộc thi sắc đẹp.

Khi nhận được câu hỏi: “18 tuổi thì lấy tiền đâu để đi thi Hoa hậu”, người đẹp chia sẻ: “18 tuổi vừa tốt nghiệp xong, ra đi thi thì mình kiếm một ‘nhà đầu tư uy tín’. Mình kiếm cá nhân đầu tư cho mình hay một công ty đầu tư cho mình. Ví dụ như khi tham gia Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, tôi kiếm một công ty đầu tư cho mình. Công ty đầu tư xong rồi thì tôi sẽ trả tiền đó lại sau”.

Mảnh đất màu mỡ “kim tiền” 

Xây dựng các cuộc thi nhan sắc với chi phí đầu tư lớn, có không ít cách để Ban Tổ chức (BTC) kiếm từ nhiều nguồn thu nhập.

Nguồn thu nhập đầu tiên có thể kể đến là sự hợp tác với các nhà tài trợ lớn là các nhãn hàng, doanh nghiệp. Nhờ lượng người theo dõi và quan tâm khổng lồ mà các nhãn hàng có thể quảng cáo tại các chương trình hoa hậu. Bù lại, BTC sẽ nhận được rất quyền lợi và sự hỗ trợ từ nhãn hàng như trang phục, vương miện, địa điểm tô chức… cùng rất nhiều hiện vật khác tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.

Nguồn thu nhập thứ hai là quá trình tổ chức bán vé đêm Bán kết và Chung kết. Năm 2023, BTC công bố giá vé hai đêm này tăng nhiều so với năm trước.

Cụ thể, chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam có 4 hạng vé với hạn mức giá lần lượt là SUPERVIP (10 triệu đồng/vé), hạng VVIP (2,8 triệu đồng/vé), hạng VIP (1,5 triệu đồng/vé), hạng PLATINUM (600.000 đồng/vé) để người xem có cơ hội được trực tiếp theo dõi các người đẹp biểu diễn.

So sánh giá vé này với hồi 2022, vé đắt nhất là hạng VVIP với 5,5 triệu đồng. Tiếp đó là hạng VIP (3,5 triệu đồng/vé), PLATINUM (1,2 triệu đồng/vé), DIAMOND (800.000 đồng/vé) và GOLD (500.000 đồng/vé)

Không chỉ dừng lại ở hai nguồn thu trên, BTC có thêm nguồn thu từ phí bình chọn của khán giả cho các thí sinh yêu thích tại các đêm thi.

Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có lượng khán giả quan tâm tới các cuộc thi hoa hậu rất lớn. Từ thống kê của tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ – Miss Universe, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có lượng khán giả đông đảo.

Miss Universe năm 2020, Hoa hậu Khánh Vân đã trở thành thí sinh có lượt vote cao nhất lịch sử. Một trong những yếu tố đã đưa Khánh Vân tới danh hiệu này là 10.000 phiếu bình chọn từ hoa hậu H’Hen Niê trị giá 20 triệu đồng, 1.000 phiếu bình chọn từ siêu mẫu Minh Tú cùng rất nhiều lượt vote khác tới từ khán giả.

Thực hư phía sau việc đầu tư hàng chục tỷ đồng cho một loạt cuộc thi Hoa hậu, công ty tổ chức có thu về lợi nhuận "khủng"?- Ảnh 2.
Sau khi nàng hậu đã được xướng tên và đăng quang, BTC còn kiếm được “bộn tiền” từ các hoạt động sau cuộc thi của Hoa Hậu, Top 3, Top 5 chung cuộc. Cụ thể, BTC sẽ phân chia lợi nhuận từ các hợp đồng thương mại, cát-xê tham gia sự kiện của hoa hậu và á hậu. Lúc này, Hoa hậu sẽ phải ký hợp đồng với công ty tổ chức trở thành “talent” để hình ảnh, tên tuổi được phủ sóng trên các kênh truyền thông của BTC và các nhãn hàng.

Các hoa hậu ở các mùa giải như Ngọc Châu, Khánh Vân và H’Hen Niê đều ký hợp đồng với Unicorp, trở thành talent cho công ty trong một năm, hoặc hơn (tuỳ thoả thuận). Còn các hoa hậu nhà Sen Vàng như Nguyễn Thúc Thùy Tiên, Tiểu Vy… đều giúp công ty kiếm tiền từ sức ảnh hưởng của họ.

Related Posts

Từ 1/2025: Phải mua cả 2 loại BH Xe Máy bắt buộc và tự nguyện, nếu không sẽ bị phạt nặng

Sang năm 2025, người tham gia giao thông có bắt buộc phải mua cả 2 loại bảo hiểm xe máy hay không, hãy cùng tìm hiểu.Có những…

Những trường hợp được miễn thuế, phí khi sang tên sổ đỏ

Theo luật định, có một số trường hợp được miễn thuế, phí khi sang tên sổ đỏ từ năm 2025, người dân cần cập nhật để đảm…

10 hành vi vi phạm ATGT đối với xe máy bị phạt tới 10 triệu đồng

10 hành vi vi phạm giao thông đối với xe máy bị phạt tới 10 triệu đồng từ 01/01/2025 10 hành vi vi phạm giao thông đối…

2 thay đổi về rút tiền mặt tại ATM kể từ ngày năm 2025

Hạn mức rút tiền mặt tăng lên từ tháng 1/2025Gần đây, nhiều ngân hàng vừa thông báo điều chỉnh hạn mức giao dịch rút tiền mặt tại…

Thông tin chính thức việc có bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục sẽ được trợ cấp 15 triệu/lần khám chữa bệnh

Thế nào là BHYT 5 năm liên tục là gì?Bảo hiểm y tế (BHYT) đủ 5 năm liên tục nghĩa là người dân tham gia liên tục…

Khán giả lo lắng cho vợ đại gia của Quý Bình

Mấy ngày qua, vợ đại gia hơn 7 tuổi của diễn viên Quý Bình thu hút sự chú ý với chia sẻ đầy tâm trạng, buồn bã….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *