×

Việt Nam chính thức dừng lắp ráp, nhập khẩu ô tô chạy bằng xăng dầu, người Việt dùng hàng Việt, bác Vượng cười “không ngậm được mồm”

Tương tự nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang hướng đến mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải, trong đó có việc dần hạn chế ô tô xe máy sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu để chuyển sang sử dụng xe điện.

Việt Nam sẽ từng bước chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 876/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông Vận tải (GTVT).

Theo đó, chuyển đổi năng lượng xanh được xem là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh cũng như thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Đồng thời cũng là cơ hội để ngành Giao thông Vận tải có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hoá và bền vững, bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển tiên tiến trên thế giới.

Mục tiêu tổng quát của chương trình này là phát triển hệ thống Giao thông Vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050

Cụ thể, đối với ngành giao thông đường bộ, lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh sẽ được chia thành hai giai đoạn. Trong đó, ở giai đoạn một từ năm 2022 – 2030 sẽ thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện. Mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Bên cạnh đó, cũng thúc đẩy phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

Ở giai đoạn hai từ năm 2031 – 2050, ngành Giao thông Vận tải hướng đến mục tiêu đến năm 2040 từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Đến năm 2050, toàn bộ (100%) phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh. Chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.

Đến năm 2050, toàn bộ (100%) phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh

Như vậy, từ năm 2040 Việt Nam sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô xe máy chạy bằng xăng dầu. Sau đó đến năm 2050 sẽ chuyển đổi sang sử dụng 100% xe điện. Lộ trình này chậm hơn một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore… Trước đó, Thái Lan từng vạch ra mục tiêu ngừng bán ô tô, xe máy chạy bằng xăng dầu từ năm 2035. Tuy nhiên, với hạ tầng giao thông cũng như năng lực và quy mô của ngành sản xuất ô tô, xe máy Việt Nam, lộ trình này tương đối phù hợp.

Thực tế, ở thời điểm hiện tại một số nhà sản xuất ô tô xe máy tại Việt Nam đã từng bước chuyển sản sản xuất, phân phối xe điện. Trong đó, VinFast là hãng xe tiên phong khi ngay từ đầu chỉ sản xe máy điện, và đến ngày 15.7 vừa qua hãng xe Việt đã thông báo ngừng sản xuất, kinh doanh 3 mẫu ô tô chạy xăng của hãng từng bán tại Việt Nam. VinFast cũng đang tập trung nguồn lực để sản xuất, phân phối các mẫu ô tô điện.

VinFast là hãng xe tiên phong trong việc dừng sản xuất xe xăng để chuyển sang xe điện

Không chỉ VinFast, các nhà sản xuất như TC Motor – đơn vị lắp ráp, phân phối ô tô Hyundai tại Việt Nam, Trường Hải (THACO AUTO) cũng đã lên kế hoạch nhập khẩu, phân phối ô tô điện. Ở phân khúc xe sang, Porsche, Audi và sắp tới là Mercedes-Benz sẽ mở bán ô tô chạy điện đồng thời từng bước xây dựng hệ thống trạm sạc.

Không chỉ riêng ô tô xe máy, ngành Giao thông Vận tải cũng đề ra mục tiêu, lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh đối với lĩnh vực đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và giao thông đô thị.

Related Posts

Biết con trai ngoại tình mẹ nhẹ nhàng bảo: ‘Con đón nhân tình về đây mẹ chăm cho’ mà không hề biết đó là màn kịch ki::nh thiên động địa của mẹ và vợ để rồi phải nhận cái kết ki::nh ho::àng

Lúc nghe mẹ chồng nói câu đó Hoa uất ức lắm, cô tự nghĩ cuối cùng thì mẹ nào cũng sẽ bênh con của mình mà thôi….

‘Chị chị em em’ lấy chồng cũng thành người dưng: Lương Thùy Linh có bài đăng gây sốt MXH, thái độ đáng chú ý giữa lúc Phương Nhi và thiếu gia Minh Hoàng dạm ngõ

Từng là chị em thân thiết với Phương Nhi nhưng trong thời khắc đàn em dạm ngõ, Lương Thùy Linh lại có chia sẻ chẳng hề liên…

Tỷ phú giàu nhất Việt Nam lần đầu tiên ph;;á l;;ệ làm điều không tưởng khi đến đón Á hậu Phương Nhi về làm dâu: Phải tu mấy k;;iếp mới được như này?

Dù là tỷ phú giàu nhất Việt Nam thì ông Phạm Nhật Vượng cũng như bao người làm cha khác, luôn chỉ muốn con cái mình hạnh…

Chân dung con dâu cả kín tiếng nhà tý phú giàu nhất Việt Nam

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup không chỉ nổi bật trên thương trường mà còn thu hút sự chú ý với…

Doãn Hải My có con với Văn Hậu, nhà thừa điều kiện nhưng đặt tên con quá “quê”, hóa ra tôn trọng quê hương nhà chồng đến thế

Nàng WAGS  giữ kín niềm vui này khi con tròn một tháng tuổi. Tối ngày 2/6, người hâm mộ không khỏi ngỡ ngàng khi Doãn Hải My…

4 cầu thủ được thưởng nhiều nhất ĐT Việt Nam: Không có Quang Hải, Tiến Linh, ai là người ‘ấm’ nhất?

Trong top 4 cầu thủ được thưởng nhiều nhất ĐT Việt Nam không có những cái tên quen thuộc như Quang Hải, Tiến Linh, Duy Mạnh…Chức vô…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *