×

Xây nhà cách đường dây điện bao nhiêu mới hợp pháp? Nếu v-i ph-ạm có phải đ:ập nhà đi xây lại hay không?

Để an toàn và được phép tồn tại thì nhà ở, công trình xây dựng khác phải bảo đảm khoảng cách nhất định với đường dây dẫn điện trên không. Vậy, xây nhà cách đường dây điện bao nhiêu mới hợp pháp?

Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến dây dẫn điện

Căn cứ Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP (một số nội dung được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP), nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:

Điều kiện 1: Tường bao, mới lợp phải làm bằng vật liệu không cháy.

Điều kiện 2: Không gây cản trở đường ra vào để bảo dưỡng, kiểm tra, thay thế các bộ phận của đường dây.

Điều kiện 3: Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình xây dựng đến dây dẫn điện gần nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn quy định trong bảng sau:

Điện áp
Đến 35 kV


110 kV
220 kV

Khoảng cách
3.0 m


4.0 m
6.0 m

Điều kiện 4: Cường độ điện trường nhỏ hơn 5 kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nhà cách mặt đất 01 mét và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 01 mét.

Điều kiện 5: Riêng với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220 kV, ngoài đáp ứng 04 điều kiện trên thì các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình xây dựng còn phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

Như vậy, tùy thuộc vào diện áp của dây dẫn điện mà khoảng cách tối thiểu từ nhà ở đến đường dây dẫn điện là khác nhau (xem tại bảng trên). Khoảng cách này được tính từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở đến đường dây dẫn điện gần nhất khi chúng ở trạng thái võng cực đại (võng lớn nhất).xay nha cach duong day dien bao nhieu moi hop phap

Quy định kỹ thuật nối đất của kết cấu kim loại

Điều 11, 12, 13, 14 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định về kỹ thuật nối đất kết cấu kim loại trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 220 kv trở lên để phòng tránh nhiễm điện như sau:

* Đối tượng phải nối đất

– Nhà ở, công trình có mái làm bằng kim loại cách điện với đất thì nối đất mái (phần mái phải nối đất), riêng các kết cấu kim loại nằm dưới mái không phải nối đất.

– Nhà ở, công trình có mái không làm bằng kim loại thì nối đất tất cả các kết cấu kim loại cách điện với đất như tường bao, vách, dầm, xà, vì kèo, khung cửa.

– Nối đất các kết cấu kim loại cách điện với đất ở bên ngoài nhà ở, công trình như tấm tôn, tấm tôn, ăng ten ti vi, dây phơi.

* Phạm vi nối đất

Phạm vi nối đất sẽ chỉ rõ nhà ở, công trình nào phải nối đất để bảo đảm an toàn. Tùy vào cấp độ điện áp mà phạm vi nối đất cũng có sự khác nhau, cụ thể:

– Đối với cấp điện áp 220 kV: Trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 25 mét tính từ mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.

– Đối với cấp điện áp 500 kV: Liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây đến 60 mét tính từ mép dây dẫn ngoài hoặc dưới cùng.

* Kỹ thuật nối đất

– Về cọc tiếp đất:

Cọc tiếp đất phải bảo đảm các quy định sau đây:

+ Được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 16 mm hoặc bằng thép vuông có tiết diện tương đương hoặc thép góc có kích thước không nhỏ hơn (40 x 40 x 4) mm.

+ Chiều dài phần chôn trong đất của cọc tiếp đất ít nhất là 0.8 m (theo phương thẳng đứng), một đầu cọc nhô lên khỏi mặt đất (cao không quá 0.15 m).

+ Cọc tiếp đất đặt ở nơi không được gây trở ngại cho người sử dụng nhà ở, công trình. Không được sơn phủ các vật liệu cách điện lên bề mặt cọc tiếp đất.

+ Tại những nơi dễ bị ăn mòn thì phải được mạ đồng hoặc mạ kẽm.

– Về dây nối đất:

+ Dây nối đất có thể được làm bằng thép tròn đường kính không nhỏ hơn 06 mm hoặc bằng thép dẹt kích thước không nhỏ hơn (24 x 4) mm và phải có biện pháp chống ăn mòn hoặc dây đồng mềm nhiều sợi tiết diện không nhỏ hơn 16 mm2.

+ Dây nối đất được bắt chặt với phần nổi trên mặt đất của cọc tiếp đất và kết cấu kim loại cần nối đất bằng bu lông hoặc hàn.

Lưu ý: Đối với nhà ở, công trình đã có nối đất an toàn đang sử dụng thì không cần phải làm thêm cọc tiếp đất mà chỉ cần bắt chặt dây nối đất vào nối đất đó bằng bu lông hoặc hàn.

* Trách nhiệm nối đất

– Đối với nhà ở, công trình có trước khi xây dựng công trình lưới điện cao áp thì người chịu mọi chi phí và lắp đặt hệ thống nối đất là chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.

– Đối với nhà ở, công trình có sau công trình lưới điện cao áp thì chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình sẽ phải tự lắp đặt hệ thống nối đất hoặc đề nghị đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp lắp đặt hệ thống nối đất và chịu mọi chi phí.

Trên đây là quy định trả lời cho câu hỏi: Xây nhà cách đường dây điện bao nhiêu mới hợp pháp?
Theo đó, tùy thuộc vào điện áp mà khoảng cách tối thiểu từ nhà ở đến dây dẫn điện khi chúng ở độ võng cực đại như sau: Đường dây có diện áp đến 35 kV thì khoảng cách tối thiểu là 03 mét, điện áp 110kV thì khoảng cách tối thiểu là 04 mét, điện áp 220kV thì khoảng cách tối thiểu là 06 mét.

Related Posts

‘Nỗi kh;iếp s;ợ’ của taxi truyền thống và hàng loạt xe ôm tự do: Thêm một hãng taxi điện chuẩn bị đưa VinFast VF 3 vào hoạt động, giá cước rẻ đến mức giật mình

Taxi điện VinFast VF 3 khu vực Sơn La sẽ chính thức được vận hành vào thứ 7 tuần này.  Mới đây, một hãng taxi tại khu…

Hãng xe xây nhà máy 20.000 tỷ tại Việt Nam trình làng mẫu SUV siêu tiết kiệm xăng: ‘So găng’ ngang cơ Hyundai Santa Fe nhưng ‘ăn xăng như ngửi’ đi cả tháng có khi mới hết hơn chục lít xăng

Mức tiêu thụ nhiên liệu của mẫu SUV này còn thấp hơn cả xe máy.  Thương hiệu Exeed thuộc tập đoàn Chery đã chính thức giới thiệu…

Giới tài xế phát sốt nghe tin VinFast VF 3 chuẩn bị gia nhập ‘ngành taxi’ cùng ưu đãi cực kh/ủ/ng: Ai mưa vừa được giảm giá lại nhận hỗ trợ lên tới 50% học phí đào tạo lái xe

Thông tin về ưu đãi khi mua VinFast VF 3 chạy dịch vụ Xanh SM đã gây chú ý trong giới tài xế. Ảnh minh họa Trong…

Xanh SM chính thức gia nhập thị trường đông dân nhất Đông Nam Á: Quy mô vận hành 1.000 chiếc VinFast VF e34, trạm sạc khắp nơi đã sẵn sàng, chỉ chờ ngày lăn bánh

Xanh SM có kế hoạch vận hành khoảng 1.000 chiếc VinFast VF e34 tại thị trường đông dân nhất Đông Nam Á.  Theo chia sẻ của ông…

Không còn là đề xuất: Kể từ 1/1/2025, học sinh CHÍNH THỨC không được đi xe máy dưới 50cc trong trường hợp này, phụ huynh nào cố tình giao xe cho con đừng trách pháp luật ‘không nhân nhượng’

Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định 151 hướng dẫn về Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ trong đó có nội dung liên…

Cực n-ó-ng: Từ 1/2025 tới đây, vợ chồng, anh em đi xe của nhau mà không có giấy này sẽ rất dễ bị CSGT xử phạt từ 4-8 triệu đồng, ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi

Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc tham khảo chi tiết bài viết dưới đây:Từ 2025 vợ/chồng, anh/em đi xe của nhau có bị xử…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *