Ngày xá tội vong nhân hay còn gọi là ngày cúng cô hồn, cúng chúng sinh hay cúng thí thực, rơi vào tháng 7 âm lịch. Theo phong tục ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Á Đông, xá tội vong nhân liên quan tới sự kiện đóng mở cửa Quỷ môn quan.
Nên cúng Rằm tháng 7 vào ngày giờ nào?
Giờ vàng cúng rằm tháng 7
Năm 2024, tháng 7 âm lịch kéo dài từ 4/8 (Mùng 1) đến hết 2/9 (30 tháng 7 âm lịch). Nghi thức cúng Rằm tháng 7 gồm cúng thần linh, cúng gia tiên và cúng chúng sinh (cô hồn). Mỗi lễ cúng có thời gian và cách thức khác nhau.
Cúng thần linh là cúng Phật, các vị thánh thần, có thể diễn ra vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch, nhưng thường được chọn vào Rằm. Giờ cúng thường là vào buổi sáng hoặc 10-12h.
Cúng gia tiên (tổ tiên, cha mẹ và các bậc sinh thành) nên được làm vào ngày 13 tháng 7 âm lịch, tốt nhất là thực hiện vào ban ngày, khung 10-12h.
Lễ cúng xá tội vong nhân (cúng chúng sinh, cô hồn) dành cho những vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế để thờ cúng.
Nghi thức cúng chúng sinh nên được thực hiện vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. Dân gian quan niệm các cô hồn thường sợ ánh sáng, bắt đầu cúng khi tắt nắng thì họ dễ nhận được đồ cúng.
Khi cúng chúng sinh, các gia đình phải đặt mâm cỗ ở ngoài sân, ngoài đường, tuyệt đối không đặt ở bậu cửa.
Dù chọn giờ nào thì việc cúng chúng sinh phải được thực hiện trước 12h Rằm tháng 7, vì dân gian quan niệm sau thời gian đó cửa địa ngục đóng lại.
Đồ đã cúng cô hồn không nên mang vào nhà để sử dụng. Những thứ khó dùng như muối, gạo, bỏng có thể rắc ra ngoài đường hoặc hóa kèm với vàng mã cho các cô hồn thụ hưởng.
Lễ cúng gia tiên
Các gia đình có thể làm mâm cúng chay hoặc mặn để cúng gia tiên tùy vào điều kiện hoàn cảnh. Tuy nhiên, đa số mọi người sẽ làm mâm cỗ mặn vào ngày này.
Bên cạnh mâm cơm cúng bạn cũng cần chuẩn bị các lễ vật khác như: trầu cau, hương, trà, rượu, vàng mã, trái cây,… để tiến hành lễ cúng gia tiên.
Các bước thực hiện lễ cúng gia tiên:
– Chuẩn bị mâm cỗ cúng và văn khấn.
– Trang phục nghiêm túc, chỉnh tề.
– Bày biện lễ vật và mâm cúng trên/ trước bàn thờ gia tiên.
– Thắp nhang và đèn cầy để chuẩn bị cúng mời các vị gia tiên.
– Đọc to, rõ ràng nội dung bài cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7.
– Khấn vái để mời gia tiên hưởng lễ vật và báo cáo ngày Rằm.
– Sau khi nhang cháy hết thì hạ mâm cúng, mang vàng hương đi hóa và thụ lộc.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7
Lễ cúng cô hồn
Lễ cúng cô hồn thường được tiến hành vào buổi chiều tối và được thực hiện ngoài sân, ngõ chứ không được làm ở trong nhà. Các lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng cô hồn Rằm tháng 7:
1 đĩa muối trắng
Nước, hương, đèn dầu hoặc nến, hoa tươi.
5 loại quả (màu sắc các loại quả khác nhau thì càng tốt)
Quần áo bằng giấy, vàng mã
Mía (để nguyên vỏ hoặc chặt từng khúc nhỏ khoảng 15 cm)
Cháo trắng nấu loãng
Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc, bánh, kẹo,…
Lưu ý:
– Mâm lễ cúng cô hồn không được cúng đồ mặn vì có thể khơi dậy lòng tham, sân si của các cô hồn.
– Lễ cúng cần được hoàn thành trước 12h trưa ngày 15/7 âm lịch.
Trên đây là bài viết cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào thì tốt? Hy vọng những thông tin mà MediaMart cung cấp sẽ giúp bạn thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng 7 chuẩn nhất để đem lại nhiều may mắn.