×

Nhiều nhà dùng cây mía để cúng gia tiên vào ngày Tết Nguyên đán, là điều tốt hay kiêng kỵ?

Vào ngày Tết Nguyên đán, nhiều gia đình sẽ mua hai cây mía để dựng ở hai bên bàn thờ. Ý nghĩa của việc này là gì?

Tục thờ mía trong ngày Tết đã có từ lâu đời tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc này.

Ý nghĩa của việc dùng cây mía để cúng gia tiên trong ngày Tết Nguyên đán

Vào dịp Tết Nguyên đán, ngoài mâm ngũ quả, một số gia đình sẽ chuẩn bị thêm hai cây mía to và thẳng để dựng hai bên bàn thờ.

Cây mía được chọn phải là mía to, thân thẳng, có nguyên tán lá, gốc rễ và các đốt phải đều, không có sâu phá hoại.

Có nhiều lý giải khác nhau về ý nghĩa của cây mía trong việc thờ cúng vào ngày Tết.


cay-mia
Cây mía được cho là biểu tượng của sự kết nối, là biểu tượng cho sự giao thoa của trời và đất, giữa âm và dương. Tán lá tượng trưng cho mây, trời. Trong khi đó, gốc rễ của cây mía tượng trưng cho đất, cho cội nguồn của gia đình. Các đốt mía như những bậc thang nối trời và đất, nối âm và dương, giúp vong linh ông bà, tổ tiên về trần gian ăn tết cùng con cháu. Cây mía còn được coi là vật bất li thần để tổ tiên trở về thế trời sau 3 ngày Tết.

Ngoài ra, việc dâng cúng cây mía cũng là một cách để cha ông ta gửi gắm các mong ước. Cây mía có vị ngọt, tượng trưng cho cuộc sống tươi đẹp, nhiều may mắn. Cây mía rắn chắc, thân vươn cao tượng trưng cho sự thành công, sức khỏe dồi dào…

Ngoài ra còn nhiều  lý giải khác liên quan đến việc bày cây mía trong ngày Tết Nguyên đán. Cây mía cũng được cho là có liên quan đến các điển tích về nguồn gốc của Phật. Truyền thuyết về cây mía được ghi trong “Phật bản hạnh tập” quyển 5 kinh Phật tạng. Vì vậy, vào dịp đầu năm, khi đi vãng cảnh chùa, phải leo lên các dốc cao, người ta thường bán cây mía làm gậy vừa giúp quá trình leo lên chùa đỡ vất vả vừa mang ý nghĩa hướng về cội nguồn. Cây mía được coi là biểu tượng cho cội nguồn dòng họ của Phật. Việc thờ mía cũng được coi là thờ cội nguồn của Phật.

Không phải vùng nào, gia đình nào cũng có phong tục thờ mía trong những ngày Tết Nguyên đán. Ngày nay, tục thờ mía không quá phổ biến nhưng vẫn được khá nhiều gia đình duy trì. Sau giao thừa, một số người sẽ chọn mua một vài cây mía để bày trong nhà để cầu may mắn. Tuy theo quan niệm của từng vùng, từng gia đình mà gia chủ có thể dâng cúng mía trong ngày Tết hoặc không.

Related Posts

Những loại đồ uống này góp phần làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra

Viêm xoang là bệnh lý tai mũi họng. Người bị bệnh ngày gặp tình trạng niêm mạch mũi xoang viêm, phù nề, có nhiều chất nhầy. Bệnh…

Rau bắp cải có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khoẻ nhưng không nên ăn tuỳ tiện, đặc biệt không được kết hợp với các loại thực phẩm này

Lợi ích của bắp cải đối với sức khoẻBắp cải là loại rau quen thuộc, có nhiều giống khác nhau và được bày bán gần như quanh…

4 loại rau tưởng sạch nhưng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn, việc ưu tiên những loại rau quả ít hóa…

Có 1 bộ phận của lợn cực kỳ bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe người, khi ăn nhiều cũng không lo béo phì, thừa cân

Thành phần dinh dưỡng từ thăn chuột của lợnKhi đi chợ nếu bạn muốn lựa chọn miếng thịt lợn ngon thì đừng bỏ qua thịt thăn chuột…

5 loại cực tốt cho sức khoẻ lại ít hoá chất

Nhiều người đều biết rằng trái cây đóng vai trò thiết yếu trong chế độ ăn uống và sức khỏe con người. Tuy nhiên, nỗi lo về…

Con trai Quang Hải gây xôn xao với đôi tai phúc tướng, mới 5 th/á/ng tu/ổ;i đã mê bóng giống hệt bố

Con trai Quang Hải 5 tháng tuổi đã mê bóng đá giống bố, gây xôn xao với đôi tai phúc tướngQuý tử nhà Quang Hải – Chu…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *