Có một điều vẫn còn giữ nguyên vẹn đó là khi ép mía người bán thường cho một quả tắc vào ép cùng. Rất ít người biết nó có nhiều tác dụng thế.
Ép mía cho thêm 1 quả tắc vào ép cùng
Thông thường người bán chỉ ép 1 quả tắc cho 3 – 4 cây mía, vì nếu bỏ nhiều tắc sẽ làm mía bị chua hoặc có vị đắng chát từ vỏ và hạt tắc. Ngoài tắc, một số người bán còn cho vào 1 lát cam hay khóm vào với mục đích tương tự.
Cách kết hợp nước mía và tắc ngon
Cách 1: Trực tiếp cho quả tắc vào ép cùng với mía. Đây là cách được ưa chuộng vì nước tắc sẽ hòa quyện một cách “hoàn hảo” nhất cùng với nước mía ép. Và cũng là cách tiết kiệm thời gian nhất.
Cách 2: Khi bạn ép mía xong, cho nước mía và đá vào ly. Sau đó dùng dao cắt tắc, lọc bỏ hạt và vắt tắc vào ly mía. Cách này giúp tránh để nước mía bị đắng chát khi ép vỏ tắc. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý lượng tắc vắt vào ly, đừng để ly mía bị chua quá nhé.
Chọn mía cong hay mua cây mía thẳng?
Kinh nghiệm của người bán cho rằng cây mía tím, hay cây mía xanh đều có cùng vị ngọt mát, nhưng:
– Mía tím so với mía xanh thì vỏ dày hơn, toàn cây có vỏ màu tím đen. Hàm lượng sucrose (đường) và chất xơ trong mía tím thấp hơn so với mía xanh. Hương vị của mía tím thơm ngon, thịt mía tím ngọt giòn mềm hơn mía xanh. Vì vậy mía tím được chọn để ăn, và người bị bệnh liên quan đến lá lách, dạ dày có thể ăn được mía tím.
– Mía xanh có vỏ mỏng hơn mía tím và toàn thân có màu xanh lá. Hàm lượng sucrose (đường) trong mía xanh cao hơn, thịt mía cũng cứng hơn so với mía tím. Vì vậy mía xanh chủ yếu dùng làm nguyên liệu chế biến đường. Mía xanh cũng được dùng để làm các loại nước mía ngon mát bổ trong đời sống.
Vị ngọt tự nhiên của mía tươi tốt cho cả người tiểu đường, huyết áp, người béo, phục hồi sự thiếu hụt các vitamin trong cơ thể do sốt cao.