×

Thu nhập chỉ ở mức trung bình, bà mẹ Hà Nội vẫn có thể cho con học trường tư học phí 10 triệu đồng/tháng, ăn tiêu vẫn thoải mái

Vì muốn cho con được học ở môi trường tốt nên chị Phương đã thắt chặt chi tiêu, lập kế hoạch kỹ lưỡng.

So với các trường công lập, trường tư có nhiều ưu điểm như khuôn viên rộng rãi, trang thiết bị phòng học hiện đại, số lượng học sinh trên một lớp học ít hơn nên giáo viên có thể quan tâm đến từng em kỹ hơn. Bên cạnh đó, chương trình học của trường tư cũng khá phong phú, có nhiều hoạt động tham quan, dã ngoại, rèn luyện kỹ năng sống. Cũng chính vì vậy mà một vài năm trở lại đây, nhiều phụ huynh có xu hướng tìm hiểu, cho con theo học trường tư.

Tuy nhiên, học phí trường tư đắt đỏ hơn rất nhiều lần so với các công lập. Nhiều trường tư có học phí từ 6, 7 triệu đồng/tháng trở lên. Những ngôi trường tư có giảng dạy chương trình quốc tế, được đánh giá tốt về chất lượng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thì học phí từ 10 – 20 triệu đồng/tháng là chuyện bình thường. Cũng vì vậy, phụ huynh cho con học trường tư hầu hết đều có điều kiện tài chính ở mức khá giả, ổn định, nếu không thì việc học của con cái sẽ không thể lâu dài.

Thu nhập chỉ ở mức trung bình, bà mẹ Hà Nội vẫn có thể cho con học trường tư học phí 10 triệu đồng/tháng nhờ kế hoạch chi tiết này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chị Thu Phương (42 tuổi) có con đang học tại một trường THCS tư thục được đánh giá tốt ở Hà Nội. Chị Phương làm công việc sáng tạo nội dung, lương mỗi tháng 12 triệu đồng, còn chồng chị là nhân viên bảo dưỡng ô tô lương 15 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng chị Phương viết lách thêm ở bên ngoài, kiếm được thêm khoảng 3 – 6 triệu đồng. Tổng lương cả hai vợ chồng hai tháng thường rơi vào mức 30 – 33 triệu đồng. Đây là mức thu nhập trung bình, không hề cao ở Hà Nội.

“Hai năm trước, khi con trai lên cấp 2, mình có ý định chuyển con sang học một trường tư ở gần nhà vì có lần được bạn rủ rê đi dự hội thảo tuyển sinh và thấy thích triết lý giáo dục của trường. Ngôi trường này cũng có sân chơi, nhà thể chất rộng rãi, phù hợp với tính năng động, thích thể dục thể thao của con”, chị Phương chia sẻ.

Tuy nhiên học phí của ngôi trường chị Phương nhắm cho cậu con trai duy nhất là gần 7 triệu đồng/tháng, thêm các khoản phí khác như tiền ăn, phí phát triển trường, học phẩm,… thì tổng cộng lại khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tính ra tổng học phí mỗi tháng chị phải đóng cho con lên tới 1/3 thu nhập của cả gia đình.

“Nếu cho con học trường công thôi thì chắc chắn gia đình sẽ dư dả hơn nhưng vì quá thích ngôi trường đó nên cả hai vợ chồng đã quyết định chắt bóp, lập kế hoạch chi tiêu chặt chẽ để con có môi trường học tốt”, chị Phương cho hay.

Bảng chi tiêu chặt chẽ, phân rõ khoản nào dành cho việc học của con

Chị Phương và chồng vạch ra, mỗi tháng sau khi đóng tiền học cho con xong, vợ chồng chị sẽ phải chi tiêu các khoản như: tiền ăn, tiền điện nước, mua sắm linh tinh, giải trí,… Mỗi tháng có thể kiếm 30 – 33 triệu đồng, nhưng chị Phương lấy mốc 30 triệu để căn cứ lập bảng chi tiêu.

Cụ thể:

– Học phí trường tư cho con: 10 triệu đồng/tháng (khoảng 33.3% tổng thu nhập).

– Chi phí sinh hoạt gia đình: Chị Phương dành khoảng 50% thu nhập cho sinh hoạt, tức là 15 triệu đồng/tháng. Các khoản chi bao gồm thực phẩm, hóa đơn tiện ích, xăng xe đi lại,…

– Quỹ khẩn cấp: Bà mẹ Hà Nội trích 10% tổng thu nhập, tức khoảng 3 triệu đồng/tháng vào quỹ này để đảm bảo an toàn tài chính khi có những tình huống không lường trước được.

– Tiết kiệm và đầu tư: Với phần còn lại, chị Phương dành ít nhất 1 triệu đồng/tháng (khoảng 3.3% tổng thu nhập) cho tiết kiệm và đầu tư.

– Chi tiêu cá nhân và giải trí: Khoản chi tiêu này là 1 triệu đồng/tháng (khoảng 3.3% tổng thu nhập). Phần thu nhập dư mỗi tháng sẽ được vợ chồng chị linh động cho vào khoản chi tiêu này hoặc khoản quỹ khẩn cấp, tùy vào nhu cầu thực tế mỗi tháng.

Vì xác định dồn toàn bộ kinh tế cho việc học tập của con nên vợ chồng chị từ hai năm nay hạn chế nhu cầu giải trí, không chi tiêu, ăn uống linh tinh ở bên ngoài. Hiện tại, vợ chồng chị Phương đã vượt qua được một nửa chặng đường cấp 2 tư thục cùng con. Dù có vất vả nhưng nhìn sự thay đổi tích cực của con khi học ở môi trường phù hợp, chị Phương cảm thấy rất xứng đáng. Như việc con chị tự tin hơn rất nhiều so với cấp 1, nói tiếng Anh tốt, có tính sáng tạo hơn vì ở trường các môn học bằng dự án. Các kỹ năng thuyết trình, làm powerpoint được rèn luyện thường xuyên.

“Trường tư con mình học hiện tại có liên cấp lên cấp 3 nhưng học phí đắt hơn cấp 2 khoảng 3 triệu đồng/tháng. Nếu cố tiếp thì chắc không nổi nên khi lên cấp 3, con sẽ thi trường công. Thực chất ngôi trường định thi cũng là trường mà cháu rất thích và phấn đấu muốn vào”, chị Phương chia sẻ. Theo bà mẹ này, vì cấp 1 con chị đã học trường công, nên sau này có chuyển lại về trường công cũng sẽ không bị bỡ ngỡ.

Related Posts

Không thể tin được: Tuyển Việt Nam phải trả lại cúp vô địch AFF Cup vì lý do khó ngờ tới

Chỉ ít ngày sau khi mang cúp vô địch AFF Cup về nước, tuyển Việt Nam sẽ phải gửi trả lại cho LĐBĐ Đông Nam Á (AFF).Sau…

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ 100% chi phí chữa trị cho Xuân Son, sắp tới còn tặng cả xe, ai nghe cũng chúc mừng

Dự kiến, bệnh viện tiếp nhận cầu thủ vào khoảng 14h, ngay sau khi anh đáp xuống sân bay. Trong trận lượt về chung kết ASEAN Cup…

Thủ tướng đề nghị tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm một s:iêu dự án giao thông ở trung tâm TP.HCM, chủ hãng xe Vinfast trả lời thế nào mà ai cũng nể

Thủ tướng cho biết đã đề nghị tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm từ trung…

Từ 1/2025: Đi sai làn tài xế bị phạt tới 22 triệu đồng, không nắm rõ coi như mất Tết

Theo Nghị định 168, tài xế ô tô không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định…

Từ nay trở đi: Đi xe không chính chủ sẽ bị phạt nặng, ai để ý chỉ cần mang đúng 1 loại giấy này sẽ không sao

Trước đây, tại điểm a khoản 4 và điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (bị bãi bỏ bởi điểm l khoản 8 Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)…

Bảo hiểm xe máy 10 nghìn và bảo hiểm xe máy 60 nghìn có khác gì nhau? Loại nào cần, loại nào không?

Hiện nay nhiều người vội vàng đi mua bảo hiểm xe máy để đối phó CSGT nhưng lại không biết phân biệt các loại bảo hiểm với…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *