×

Từ giờ, muốn nâng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D chỉ cần những giấy tờ này, thủ tục đơn giản lại không tốn tiền

Hiện nay, có rất nhiều người có nhu cầu nâng bằng C lên D để phục vụ cho công việc kinh doanh vận tải hoặc đáp ứng các yêu cầu của công việc. Đứng trước vấn đề này, có nhiều người lo lắng về các điều kiện và thủ tục để nâng hạng bằng lái xe từ C lên D. Để giải đáp các thắc mắc của bạn đọc, Trung tâm dạy nghề lái xe Tổng hợp sẽ cung cấp cho bạn đọc tất tần tật những thông tin xoay quanh việc nâng bằng lái xe ô tô hạng C lên D theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Bằng lái xe hạng D là gì?

Ở nước ta, giấy phép lái xe được phân chia thành nhiều hạng như B1, B2, C, D, E,… Với từng hạng khác nhau, người sở hữu sẽ được điều khiển các loại xe ô tô khác nhau. Với bằng lái xe hạng D, đây không chỉ đơn thuần là một tờ giấy phép lái xe ô tô mà nó còn thể hiện được kiến thức và kỹ năng lái xe của các tài xế.

<img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Để nâng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D cần những điều kiện gì?

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng D sẽ được điều khiển các loại xe ô tô dưới đây:

– Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi, đã bao gồm chỗ ngồi của lái xe.

– Các loại xe ô tô được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Như vậy, người sở hữu bằng lái xe hạng D xe được phép điều khiển các loại xe ô tô:

– Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi của người lái xe.

– Ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi của người lái xe.

– Ô tô tải và ô tô chuyên dụng có trọng tải dưới 3.500kg.

– Ô ô tải và ô tô chuyên dụng có trọng tải trên 3.500kg

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải trên 3.500kg.

– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3.500kg.

Vì giấy phép lái xe hạng D có thể điều khiển được rất nhiều các loại xe có trọng tải lớn. Để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ đúng các quy định về pháp luật. Người muốn sở hữu bằng lái xe hạng D không thể học và thi trực tiếp mà phải thông qua hình thức nâng hạng bằng lái xe từ B2 lên D hoặc từ C lên D.

Nâng bằng C lên D có khó không?

Không giống như các bằng lái xe khác như B1, B2, C. Việc sở hữu bằng lái xe hạng D sẽ khó hơn rất nhiều. Bởi vì, bằng lái xe hạng D được phép điều khiển các loại xe ô tô có tải trọng lớn và xe chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi. Người thi bằng lái xe hạng D phải đáp ứng được các yêu cầu và quy định nghiêm ngặt về sức khỏe, kiến thức lái xe, số km lái xe an toàn và có kinh nghiệm lái xe ít nhất từ 3 – 5 năm.

Nếu muốn sở hữu được giấy phép lái xe hạng D, bắt buộc bạn phải có giấy phép lái xe hạng B2 hoặc C vẫn còn thời hạn sử dụng.

<img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Để nâng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D cần những điều kiện gì?

Những quy định của pháp luật về nâng bằng C lên D 

1.   Điều kiện nâng bằng C lên D

Để nâng bằng lái xe từ hạng C lên hạng D, Bộ Giao thông vận tải cũng có những quy định cụ thể như sau:

– Người tham gia nâng bằng C lên D phải là công dân Việt nam hoặc người nước ngoài đang cư trú hợp pháp, học tập và làm việc tại Việt Nam.

– Đủ 24 tuổi (được tính đến ngày dự thi sát hạch).

– Có đủ 03 năm hành nghề lái xe trở lên và có 50.000km lái xe an toàn trở lên.

– Người học nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên D phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên.

– Đáp ứng các điều kiện về sức khỏe: không mắc các bệnh mãn tính, không bị các bệnh về dị tật bẩm sinh, bệnh về thần kinh, cụt các chi,…

2.             Hồ sơ đăng ký nâng hạng bằng lái xe hạng C lên D

Nếu bạn đã đáp ứng được các quy định về điều kiện đã nêu trên, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị học và thi sát hạch nâng cấp bằng lái xe từ hạng C lên hạng D theo mẫu.

– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp. Giấy khám sức khỏe phải đảm bảo có dấu giáp lai của cơ sở y tế đến khám. Mỗi hạng mục khám bệnh, phải có chữ ký của bác sĩ chuyên khoa.

– 01 bản sao giấy chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước.

– 06 ảnh 3×4 nền xanh.

– 01 bản khai về thời gian hành nghề lái xe và số km lái xe an toàn theo mẫu. Bạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những nội dung được ghi trong bản khai.

– 01 bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương. Xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ thi sát hạch.

<img src="https://hvcsnd.com/wp-content/plugins/title-icons/icons/rss.png" class="lazy-load titleicon"/> Để nâng giấy phép lái xe hạng C lên hạng D cần những điều kiện gì?

3.             Chương trình và thời gian đào tạo nâng bằng C lên D 

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ giấy tờ, người tham gia học nâng hạng giấy phép lái xe hạng C lên D sẽ nộp hồ sơ tại trung tâm đào tạo được cấp phép. Thời hạn bảo lưu hồ sơ là 01 năm.

Quy định về chương trình đào tạo nâng hạng bằng lái xe ô tô từ C lên D rất phức tạp. Nó đòi hỏi những yêu cầu cao hơn về kỹ thuật và kiến thức của các lái xe.

Cụ thể chương trình đào tạo nâng bằng C lên D:

– Tổng thời gian đào tạo là 192 giờ. Trong đó, lý thuyết 48 giờ và thực hành lái xe 144 giờ.

– Nội dung học lý thuyết:

Pháp luật giao thông đường bộ: 16 giờ;
Kiến thức mới về xe nâng hạng: 8 giờ;
Nghiệp vụ vận tải: 08 giờ.
Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông: 16 giờ;

– Nội dung học thực hành:

Số giờ học thực hành: 18 giờ;
Số km thực hành: 240 km;
Xe tập thực hành: Xe khách hạng D (loại 30 chỗ ngồi).

Sau khi đã hoàn thành xong nội dung học lý thuyết và thực hành, một học viên cần phải làm bài kiểm tra để kết thúc môn học.

Related Posts

Loại rau ở Việt Nam mọc dại ít ai ăn, qua Nhật Bản lại được xem là giúp trường thọ, giá trên trời

Rau khoai lang là loại rau phổ biến dễ trồng, không chăm sóc cũng dễ lên, mọc bò lan đầy mặt đất. Trước đây rau khoai lang…

Ăn tôm nhất định phải vứt bỏ đi 3 phần này vì rất nhiều kim loại nặng

Một số bộ phận của tôm lại chứa ít chất dinh dưỡng và có thể tích tụ các kim loại nặng, gây hại cho cơ thể khi…

Công bố 7 món ăn có ngon đến mấy cũng không được để qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm để qua đêm vì tiện lợi và tránh lãng phí. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng…

Bí quyết nấu cơm ngon dẻo thơm chỉ cần 1 nguyên liệu nhà nào cũng có sãn

Trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, gạo và cơm là linh hồn của bữa ăn. Nhưng bạn có biết rằng, chỉ với một nguyên liệu…

Tục ngữ dân gian Việt Nam có câu: “Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn” có đúng không?

1. Quan niệm dân gian và cái nhìn từ phong thủy Người xưa bảo: Vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn, có đúng không? Trong tử…

Rùng mình dâu tây giá rẻ chỉ 35k/hộp tràn lan trên vỉa hè: Ăn vào có ngày gặp thứ này!

Dâu tây ngon, giá rẻ nhưng có thể nhiều thuốc sâu Dâu tây, một loại trái cây từng được coi là xa xỉ với giá thành cao…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *