Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải chú ý quan sát và tuân thủ các ký hiệu vạch kẻ đường. Một trong các loại vạch bị khá nhiều người vi phạm là vạch xương cá. Vậy vạch xương cá là gì? Vi phạm vạch này bị phạt thế nào?
1. Vạch xương cá là gì?
Trong hệ thống các vạch kẻ đường hiện nay không có vạch nào mang tên là vạch xương cá. Vạch xương cá là thuật ngữ mà người dân thường gọi dùng để chỉ loại vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V (vạch 4.2) được quy định tại Phụ lục G Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT.
Vạch 4.2 được thể hiện dưới dạng các nét liền màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.
Có thể thấy, hình dáng của vạch 4.2 trông khá giống với chiếc xương cá. Chính vì thế, nhiều người đã gọi đây là vạch xương cá.
2. Vạch xương cá có ý nghĩa gì?
Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, vạch xương cá được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông trên đường.
Vạch này thường được sử dụng tại các địa điểm sau:
– Ở trạm thu phí: Hướng dẫn xe xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí.
– Ở các nút giao cùng mức: Dùng để kênh hóa các dòng xe ở ngã ba, ngã tư phức tạp.
Trên đoạn đường được bố trí vạch xương cá, các phương tiện tham gia giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp.
Trong đó, các trường hợp khẩn cấp có thể kể đến như:
– Xe gặp sự cố buộc phải dừng, đỗ trên đường.
– Tài xế, phương tiện đang trong tình trạng nguy hiểm.
– Ảnh hưởng bởi thời tiết xấu…
Điều này đồng nghĩa rằng, trừ các trường hợp khẩn cấp, người tham gia giao thông không dừng, đỗ phương tiện hay đi đè lên vạch xương cá.
3. Lỗi đè vạch xương cá bị phạt thế nào?
Như đã đề cập, các phương tiện không được dừng, dỗ, đi đè lên vạch xương cá. Nếu cố tình vi phạm, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, các chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với lỗi đè vạch xương cá được quy định như sau:
Phương tiện
Mức phạt
Căn cứ
Phạt tiền
Vi phạm mà gây tai nạn
Ô tô
300.000 – 400.000 đồng
Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5
Xe máy
100.000 – 200.000 đồng
Tước Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
Điểm a khoản 1 và điểm c khoản 10 Điều 6
Máy kéo, xe máy chuyên dùng
100.000 – 200.000 đồng
Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 – 04 tháng
Điểm a khoản 1 và điểm b khoản 10 Điều 7
Xe đạp
80.000 – 100.000 đồng
Điểm a khoản 1 Điều 8
News
Từ 11/2024: Sang tên xe chính chủ không cần chủ cũ, chỉ cần mang đúng 1 loại giấy tờ này, thủ tục cực đơn giản mà không tốn tiền
Nhiều người mua xe cũ đi làm thủ tục sang tên xe chính chủ để được cấp biển số định danh nhưng phải mang hồ sơ về…
Tin vui: Nhà tạm, nhà trong quy hoạch chính thức được cấp sổ đỏ
Việc cấp sổ đỏ cho nhà tạm, nhà trong quy hoạch treo đang làm nức lòng người dân tại TP.Thủ Đức cũng như tạo nên kỳ vọng…
Từ 1/2025: Người có bằng A1 không được phép lái SH, bằng B1 bị cấm lái ô tô?
Bằng B1 bị cấm lái ô tô, bằng lái xe A1 không được phép lái xe Honda SH,… là những thông tin gây chú ý trong dự…
Tin vui cho người 60t không có lương hưu từ 1.7.2025
Công dân Việt Nam 60 tuổi trở lên không có lương hưu có số lượng khá nhiều, vậy 60 tuổi không có lương hưu được hưởng chính…
Mất bằng lái gốc, khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra dùng GPLX trên VNiID có được chấp nhận không? Người dân cần biết để không mất tiền oan
Hiện nay, rất nhiều thông tin cá nhân được tích hợp trên ứng dụng VneID. Liệu trường hợp mất bằng lái gốc, tài xế có được phép…
Kể từ nay trở đi, những trường hợp này sẽ bị thu hồi Giấy phép lái xe, càng cố tình giữ lại lại càng bị phạt nặng
Theo quy định những trường hợp này bị thu hồi giấy đăng ký xe và biển số xe, ai cũng nên thực hiện sớm. Giấy đăng ký…
End of content
No more pages to load