×

Vì sao người Việt xưa đặt tên cho con phải có “nam Văn, nữ Thị”? Hóa ra vì lý do này

Từ thuở xa xưa, trong cách đặt tên con của người Việt đã xuất hiện các cụm từ thường xuyên đệm trước tên chính như “nam Văn nữ Thị”, đây cũng là một nét truyền thống lâu đời được gìn giữ tới tận hôm nay.

Đặt tên cho con được coi như một trọng trách vô cùng to lớn, bởi điều này sẽ quyết định đến ý nghĩa, chứa đựng tương lai, vận mệnh của đứa trẻ đó sẽ diễn ra như thế nào. Do đó, người Việt từ xưa khi đặt tên cho con thường không quên chữ đệm: “văn” cho con trai, “thị” cho con gái để phân biệt giới tính ngay trong cách gọi hàng ngày.

Empty

Tên con trai thường đệm “Văn”

Trước hết, đối với nam, người xưa quan niệm, nhà nào sinh được con trai sẽ có phúc và “giá trị” hơn nhiều so với con gái. Như câu “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” có nghĩa là một người con trai còn hơn mười người con gái. Đồng thời, ở thời đại phong kiến, chỉ có con trai mới được phép đến trường đi học và thi cử. Nhà nào cũng hy vọng con trai của mình có chữ nghĩa, kiến thức, văn chương sâu rộng. Chính vì vậy khi đặt tên cho con, họ đều lấy chữ “Văn” làm tên đệm để con có đường công danh khoa cử thuận lợi.

Theo thời gian, chữ “Văn” ngày càng được ưa chuộng đặt tên cho con trai để hiện thực hoá ước mơ của cha mẹ. Lâu dần, điều này trở thành tâm thức của người Việt đến tận thời hiện đại. Ngày nay, ở nhiều nơi khắp Việt Nam, người dân vẫn ưa chuộng công thức đặt tên (Họ) + Văn + (Tên) để tưởng nhớ đến cội nguồn của cha ông ta.

Tên con gái thường đệm “Thị”

Đối với nữ, trong tên thường có chữ “Thị” nhằm để phân biệt với đàn ông. Thực tế, chữ ‘thị” bắt buồn từ phương Bắc, trải qua hơn ngàn năm đô hộ, chữ “thị” dần xuất hiện nhiều trong dân gian Việt Nam. “Thị” là một từ Việt gốc Hán có ý ám chỉ phụ nữ. Trong tuyển “Từ nguyên từ điển” có câu “Phu nhân xưng thị” (đàn bà gọi là thị). Chữ “thị” thường xuất hiện phía sau họ của một người, ví dụ như Dương thị, Lưu thị, Trần thị… mang nghĩa là “vợ của người họ Dương”, “vợ của người họ Lưu”, “vợ của người họ Trần’…


Empty
Trong văn hoá đặt tên của Việt Nam, người ta thường nhầm “thị” ý chỉ là một từ liên quan đến phụ nữ nên đặt tên cho con gái. Kể từ thế kỷ 15, chữ “thị” xuất hiện nhiều trong tên của phụ nữ với công thức (Họ) + Thị + (Tên). Ít ai biết rằng chữ “thị” vốn dĩ mang ý nghĩa ban đầu là để gọi người con gái đã trưởng thành (thường là cưới chồng).

Ngày nay, do văn hoá nhiều quốc gia du nhập và sự phát triển của Internet nên người Việt Nam có nhiều cách đặt tên cho con. Dần dần, chữ đệm “Văn” và “Thị” ít xuất hiện trong tên của những đứa trẻ hiện đại. Tuy nhiên, đó vẫn là một nét văn hoá dân gian đặc biệt của người Việt Nam ta xưa đến nay.

Related Posts

Hàng xóm không chịu ký giáp ranh để làm Sổ đỏ, cao tay áp dụng ngay 4 cách này chẳng tốn 1 lời hàng xóm tự khắc kí vội

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc hàng xóm không ký giáp ranh như mâu thuẫn cá nhân, tranh chấp đất đai. Nếu thuộc trường…

Hàng xóm không chịu ký giáp ranh để làm Sổ đỏ, áp dụng ngay 4 cách này chẳng tốn 1 lời hàng xóm tự khắc kí vội

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc hàng xóm không ký giáp ranh như mâu thuẫn cá nhân, tranh chấp đất đai. Nếu thuộc trường…

Chúc mừng người dân: Cách tính giá đền bù khi bị thu hồi đất nông nghiệp mới nhất – Giá đất tăng, giá hoa màu cũng tăng, áp dụng từ nay đến hết 2025

Khi nào Nhà nước thu hồi đất? Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường…

Chúc mừng người dân: Giá đất tăng, giá hoa màu cũng tăng, xem ngay cách tính giá đền bù khi bị thu hồi đất nông nghiệp mới nhất, áp dụng từ nay đến hết 2025

Khi nào Nhà nước thu hồi đất? Khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường…

Có tiền tỷ mua đất cũng không được vội, hãy nhỡ kỹ 6 trường hợp sau: Tuyệt đối tránh xa nếu không muốn m:ất trắng chỉ vì không được sang tên sổ đỏ

Theo quy định những trường hợp này không được sang tên sổ đỏ, người dân nên biết sớm Theo Khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai được…

Có tiền tỷ mua đất nhỡ kỹ 6 trường hợp sau: Tuyệt đối tránh xa nếu không muốn m:ất trắng chỉ vì không được sang tên sổ đỏ

Theo quy định những trường hợp này không được sang tên sổ đỏ, người dân nên biết sớm Theo Khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai được…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *