Các loại rau này đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng chỉ nên ăn ở mức vừa phải để tránh thừa canxi, sỏi thận…
Khí hậu nước ta thuộc nhóm nhiệt đới ẩm gió mùa nên có thể trồng được nhiều loại rau củ quả khác nhau, từ giá cao đến thấp. Trong đó, có 4 cây rau có thể trồng quanh năm ở khắp nơi, giá bán chỉ vài ngàn đồng một bó nhưng được xem là những câu rau “trường thọ”, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Điều đặc biệt, cả 4 cây rau này đều dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh tấn công, nên cũng hiếm khi bị phun và ngấm nhiều thuốc sâu hay thuốc bảo vệ thực vật.
Rau dền ăn bổ máu
Cây rau này gồm có rau dền cơm, dền đỏ, dền gai và rau dền xanh. Theo bảng thành phần dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng quốc gia, 100g rau dền đỏ chứa khoảng 5,4mg sắt, gấp 4 lần thịt bò, tốt cho người thiếu máu. Không những vậy, nó còn chứa nhiều vitamin A tốt cho thị lực, vitamin K tốt cho quá trình tuần hoàn máu, ngăn ngừa các nguy cơ rối loạn đông máu, tốt cho não, ngăn ngừa lão hóa.
Rau dền có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, cây rau này còn chứa nhiều folate, vitamin B6, kali… tốt cho tim mạch, kiểm soát nhịp tim, phù hợp người ăn kiêng.
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông Y Hà Nội, trong Đông Y, rau dền cung cấp nhiều chất xơ, các khoáng chất, hỗ trợ điều trị một số bệnh như rối loạn mỡ máu, lợi tiểu, tiêu viêm. Tuy nhiên, không nên ăn cây rau này thường xuyên. Với những người bị bệnh gout, sỏi thận không nên ăn bởi rau dền chứa nhiều canxi và oxalic làm bệnh nặng hơn. Ngoài ra, nên ăn rau dền kết hợp với mướp, rau mồng tơi, cua đồng… để bữa ăn ngon miệng và giàu dinh dưỡng hơn.
Rau mồng tơi giúp thanh nhiệt ngày nắng nóng
Theo BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, rau mồng tơi cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể như natri, lipid, kali, chất xơ, carbohydrate, protein, canxi, sắt, nhiều vitamin trong lá mồng tơi như vitamin A, B6, B12, C, D. Các thành phần này thúc đẩy tiêu hóa bằng cách bổ sung chất nhầy và chất xơ hòa tan giúp giảm tình trạng táo bón.
Rau mồng tơi tốt cho tiêu hóa và xương khớp. (Ảnh minh họa)
Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, tác dụng lợi tiểu, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt, hỗ trợ chứng thiếu máu, say nắng nóng. Nước cốt từ rau mồng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mồng tơi với chân giò giúp trị đau nhức xương khớp.
Tuy nhiên, bác sĩ Vũ lưu ý, rau mồng tơi giàu chất dinh dưỡng nhưng chứa lượng axit oxalic và purin cao, vì vậy nếu ăn quá nhiều khiến hàm lượng canxi oxalate trong nước tiểu tích tụ trong cơ thể dễ gây sỏi thận. Hàm lượng axit uric cao tăng nguy cơ bệnh gút. Do đó, người bị sỏi thận, gút nên hạn chế ăn mồng tơi.
Ngoài ra, cây rau này có tính mát, thanh nhiệt, chống táo bón nên người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. “Mồng tơi khi đã nấu chín nên ăn hết trong ngày, không nên để lại qua đêm hoặc hâm nóng lại để tránh rau biến chất dễ dẫn đến ngộ độc”, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Rau lang (rau khoai) không chỉ là rau ăn, còn có thể làm thuốc chữa tim mạch
Rau lang chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, C, E, beta carotene, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng…
Theo Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện K), các chất đặc tính chống oxy hóa trong rau khoai lang là nhờ các dẫn xuất của axit caffeoylquinic, quercetin, anthocyanin… Nghiên cứu trên sử dụng 200g rau khoai lang tím cho vận động viên trong 1-2 tuần giúp giảm quá trình oxy hóa lipid và DNA, tăng glutathione trong máu, cải thiện khả năng chống oxy hóa trong huyết tương.
Món rau lang luộc.
Tại châu Phi và Indonesia, rau khoai lang được sử dụng làm bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Các hợp chất flavonoid và quercetin trong lá khoai lang làm giảm sự hấp thu acid béo trong ruột thông qua điều chỉnh các enzym khác nhau liên quan đến chuyển hóa lipid và sự biểu hiện của các yếu tố phiên mã liên quan đến tổng hợp chất béo trung tính và cholesterol.
Quercetin còn giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid thông qua chất vận chuyển cholesterol và acid béo ở biểu mô. Không chỉ có củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau khoai lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón.
Lá hẹ là rau trường sinh của người Nhật
Đây là cây rau được xem là “rau trường sinh” của người Nhật Bản. Ở nước ta, cây rau này là loại rau gia vị thường sử dụng trong chế biến một số món ăn vì nó ít calo nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng có lợi như là vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Lá hẹ có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng, tốt cho giấc ngủ và sức khỏe của xương. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các chất hóa học trong hẹ có tác dụng chống ung thư.
Lá hẹ chứa chất chống ung thư. (Ảnh minh họa)
Theo y học cổ truyền, cây lá hẹ tính nhiệt, khi nấu chín thì ôn, vị cay, đi vào các kinh Can, Vị và Thận. Lá hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh đau tức ngực, nấc, ngã chấn thương… Phần gốc rễ cây hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường được dùng để chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa… Hạt của cây hẹ có tính ấm, vị cay ngọt, đi vào các kinh Can và Thận, nó có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương và cố tinh. Thường được dùng làm thuốc chữa chứng tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm….
Mặc dù có nhiều giá trị dinh dưỡng song bạn không nên sử dụng lá hẹ quá nhiều một lúc bởi có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hoá. Tốt nhất là nên ăn kiểm soát ở mức 100-200g/bữa.
Ngoài ra, bạn nên tránh ăn nó cùng với một số loại thực phẩm như thịt trâu, thịt bò hay mật ong để hạn chế tác động không tốt đến sức khỏe. Đồng thời, để tránh bị ngộ độc, khi đã chế biến thức ăn từ lá hẹ thì nên dùng hết trong ngày, đừng ăn nếu đã để qua đêm.
News
Hiện tượng kỳ lạ nhất của bóng đá Việt: 7 năm không ghi bàn của Văn Quyết
Tiền đạo Văn Quyết có thể nói là hiện tượng kỳ lạ nhất của bóng đá Việt Nam. Có một thống kê chắc chắn khiến nhiều người…
Vợ Công Phượng hiếm hoi lộ diện cùng chồng, ái nữ của GĐ Ngân hàng NN sống giản dị không khoe khoang, âm thầm đồng hành cạnh chồng
Đây là một trong những lần hiếm hoi vợ Công Phượng xuất hiện bên chồng. Mới đây nhất, mạng xã hội xuất hiện đoạn video bắt gặp Công…
Đã rõ bến đỗ mới của Hoàng Đức: Nhận 30 tỷ để đầu quân cho đội hạng Nhất, Thể Công Viettel ngậm ngùi chia tay Quả bóng vàng
Hoàng Đức và CLB Thể Công Viettel chính thức chia tay trước thời hạn hết hợp đồng. Mới đây, CLB Thể Công Viettel đã chính thức phát…
Cuộc sống như mơ của vợ chồng thủ môn Đặng Văn Lâm trong biệt thự triệu đô ở Hưng Yên, vợ phải thốt lên 1 câu đầy viên mãn
Hậu kết hôn, Đặng Văn Lâm và vợ Yến Xuân có cuộc sống như mơ, bất cứ cặp đôi nào cũng phải ao ước. Sau đám cưới…
Hứa Minh Đạt và Lâm Vỹ Dạ tung bộ ảnh kỷ niệm 14 năm ngày cưới. Tài sản lớn nhất là 2 quý tử cao ráo, thư sinh cực kỳ điển trai
Con trai của Lâm Vỹ Dạ và Hứa Minh Đạt gây sốt với ngoại hình điển trai. Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt kết hôn vào…
8 năm h:ôn nhân vẫn bền chặt của Thúy Diễm – Lương Thế Thành, chồng bị đồn có người thứ ba được vợ đứng ra bảo vệ
Diễn viên Lương Thế Thành và Thúy Diễm được công chúng ngưỡng mộ vì luôn mặn nồng như vợ chồng son dù đã bên nhau gần 1…
End of content
No more pages to load