Thực phẩm quen thuộc nếu mọc mầm chẳng những không gây độc hại mà lượng dinh dưỡng còn tăng lên gấp đôi, đó là:

Gạo lứt

Gạo lứt khi mọc mầm sẽ kích hoạt lượng lớn enzyme. Đồng thời còn tạo ra một loại các loại enzyme thủy phân mới như amylase, hemixenluaza, protease, oxidoreductase. Nhờ đó, năng lượng và dinh dưỡng của gạo lứt sẽ được thay đổi và tăng lên rất nhiều.

Một số đại phân tử trong gạo lứt cũng trở thành phân tử nhỏ, chất dinh dưỡng cũng được chuyển hóa tồn tại ở dạng dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ hơn so với thông thường sau khi mọc mầm. Có không ít nghiên cứu cho thấy rằng mầm gạo lứt rất giàu vitamin A, B, E, niacin và axit pantothenic.
Co-nen-de-gao-lut-nay-mam-khong
Ngoài ra, lượng canxi, magie và khoáng chất khác trong hạt gạo lứt vốn tồn tại ở dạng khó hấp thu và tiêu thụ. Nhưng khi mọc mầm lên, dưới sự hoạt hóa của phytase, axit phytic bị phân hủy khiến các khoáng chất được giải phóng. Do đó nếu ăn gạo lứt nảy mầm, cơ thể sẽ hấp thu được trọn vẹn những khoáng chất này.

Tuy nhiên, cũng có nhiều thực phẩm thật sự sẽ trở thành “độc dược” nếu bạn ăn chúng khi mọc mầm. Điển hình như khoai tây, khoai lang, gừng, sắn, khoai môn, lạc mốc bị nảy mầm. Lúc này, chúng không chỉ mất đi dinh dưỡng mà còn bị biến đổi chất, gây ra ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, thậm chí mang tới bệnh ung thư hoặc đe dọa tính mạng nếu lượng độc tố quá nhiều.

Gừng

Gừng rất dễ nảy mầm, nhưng không cần quá lo lắng vì gừng mọc mầm vẫn có thể sử dụng được. Nhưng khi mọc mầm, mùi vị của gừng sẽ không được thơm bằng ban đầu. Đồng thời dinh dưỡng của nó cũng sẽ mất đi chút. Nhìn chung, không có ảnh hưởng quá lớn khi dùng.

Phương pháp bảo quản: Nên bảo quản gừng ở nơi tối và thoáng mát để làm chậm thời gian nảy mầm. Đồng thời, hãy cẩn thận tránh ăn gừng thối, vì gừng thối có chứa safrole, một chất có độc tính cao.

Tỏi

Tỏi mọc mầm sẽ không đổi màu sắc hay có độc tố, chúng ta có thể ăn được. Hơn nữa giá trị dinh dưỡng còn cao hơn cả lúc đầu vì tỏi mọc mầm chứa chất oxy hóa (chất chống lão hóa) cao hơn tỏi tươi.

Phương pháp bảo quản: để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời

Đậu nành, đậu xanh
gia-do-mon-an-ly-tuong-lam-dep-dang
Giá trị dinh dưỡng của đậu nành và đậu xanh rất cao, sau khi mọc mầm sẽ trở thành mầm đậu nành hay giá đỗ. Bên cạnh việc đa dạng cách chế biến, giàu chất xơ hơn thì dinh dưỡng của chúng cũng tăng lên rất nhiều. Cứ 100g đậu nành hoặc đậu xanh chưa nảy mầm chứa 0,35g axit amin tự do nhưng sẽ tăng lên 0,5g sau khi nảy mầm 1 ngày và đạt 1,5g vào ngày thứ 5.

Lúc này, mầm đậu cũng sẽ tăng lên về lượng protein thực vật, trong khi một số chất cơ thể chúng ta không thể hấp thụ sẽ bị giảm đi. Đồng thời, quá trình mọc mầm khiến hàm lượng vitamin C và vitamin E trong đậu xanh và đậu nành tăng lên gấp nhiều lần. Vitamin C đặc biệt hiệu quả trong việc tăng cường sức đề kháng. Sau khi mọc mầm, đậu nành sẽ chứa hàm lượng isoflavon đạt tới đỉnh điểm, rất tốt cho nội tiết tố nữ.

Mầm đậu xanh và đậu nành còn có chứa chất riboflavin có tác dụng tốt trong việc chống lão hoá tế bào, chống viêm và ngăn ngừa các bệnh về răng miệng như: nhiệt miệng, viêm lợi… Tuy nhiên, nên hạn chế ăn các loại mầm đậu (giá đỗ) không rễ bởi chúng tiềm ẩn chất gây hại cho sức khỏe do cách nuôi trồng với nước và chất hóa học.

Hạt sen

Trong hạt sen đã nảy mầm, chất lượng dinh dưỡng và các lợi ích tuyệt vời của hạt sen được tăng lên. Ngoài ra, hàm lượng alkaloid phenolic trong tâm sen cũng nhiều hơn, giúp cơ thể thanh nhiệt, làm dịu cơn đau, cầm máu, tốt hơn.

Phương pháp bảo quản: Hạt sen sau khi mua về đem phơi nắng cho khô giòn rồi cất vào lọ thủy tinh dùng dần. Cách khác là cho hạt sen vào túi hút chân không hoặc hộp chuyên dụng để vào tủ đông.