Nhiều người cho rằng cô giáo này đã từ một “nữ thần thời trang” biến thành một “bà cô nông thôn”.
Có một loại thăng trầm gọi là “nghề làm cô giáo”, từ nữ thần thời trang trong tích tắc lại biến thành bà cô nông thôn. Đây là nhận xét hài hước của nhiều cư dân mạng Trung Quốc sau khi xem loạt ảnh “biến hình” của một giáo viên trước và sau khi đi dạy.
Trong những bức ảnh có thể thấy, hai hình ảnh dường như hoàn toàn không liên quan gì đến nhau. Nhiều người còn nói đùa, có lẽ ngay cả mẹ cô giáo cũng không nhận ra vì con mình thay đổi quá nhiều. Trước đó là một thiếu nữ nhuận sắc, ăn mặc thời thượng. Bây giờ trông có vẻ giản đơn hết mức, bận rộn chạy theo những đứa trẻ trông chẳng khác nào một bà mẹ bỉm sữa chính hiệu.
Nếu bạn là giáo viên bộ môn thì chỉ chịu trách nhiệm chính trong việc giảng dạy học sinh. Nhưng là giáo viên chủ nhiệm thì không dễ dàng như vậy. Ngoài việc giảng dạy, bạn còn có trách nhiệm quản lý học sinh, điều này càng khiến giáo viên tăng gấp đôi áp lực.
Giáo viên nữ đã thế, giáo viên nam cũng không khá hơn. Một thầy giáo từng đăng ảnh của mình, trước đây là một soái ca, nhưng bây giờ đã trở thành ông chú, có thể nói là công việc của một giáo viên thực sự không hề dễ dàng.
Người ta thường có câu “Tôn sư trọng đạo”, vì vậy giáo viên được coi là một công việc có địa vị xã hội, được nhiều người kính trọng và yêu mến. Bởi giáo viên là người truyền dạy cho học sinh nhiều kiến thức, giúp học sinh biết đọc chữ, đọc số, tính toán đến những bài toán khó hay các công thức hóa học kỳ diệu.
Công việc nào cũng không hề dễ dàng, nghề giáo viên cũng vậy. Dù nhiều người cho rằng nghề giáo viên vốn đã dễ dàng hơn nhiều so với những nghề khác nhưng đó là vì họ chưa từng thực sự có kinh nghiệm làm giáo viên. Nhất là bây giờ giáo viên không chỉ phải dạy mà còn phải chuẩn bị cho việc đánh giá chức danh nghề nghiệp, soạn giáo án, đánh giá thi đua,… hàng năm, tất cả đều rất căng thẳng.
Vì vậy, học sinh trong lớp chăm chú lắng nghe là phần thưởng lớn nhất đối với thầy cô. Phụ huynh cũng nỗ lực hợp tác với giáo viên, trao đổi thường xuyên hơn để tạo môi trường học tập tốt hơn cho học sinh.
Nên có cái nhìn thoáng và rộng mở đối với những chuẩn mực của nghề giáo viên, không nên quá khắt khe và cứng nhắc đối với những cái sai không đáng có. Mỗi người cần bao dung và rộng lượng hơn khi nhận được thông tin tiêu cực về nghề giáo viên.
Về phía giáo viên, có thể thấy, dù nghề giáo có vất vả, có gian truân, có những áp lực đối diện với những đổi mới giáo dục nhưng cũng mang lại cho thầy cô những trải nghiệm, hạnh phúc mà những ngành nghề khác không có.