Ở những vùng nông thôn, bị rắn độc cắn hay chó dại cắn là tai nạn khá phổ biến. Nhưng nếu không biết cách sơ cứu sẽ để lại nhiều biến chứng dẫn đến tàn phế, thậm chí trong một số trường hợp nặng có thể tử vong.
Hôm trước về quê chơi, thấy ở xóm có một thằng nhóc chừng 15-16 tuổi đi ruộng bắt chuột thì bị rắn cắn. Lúc vừa mới bị cắn nó vô cùng hốt hoảng la thất thanh. Mọi người đang làm gần đó thấy vậy chạy đến.
Khi vừa đến đã thấy chỗ bị cắn bắt đầu sưng lên, phỏng nước, chảy máu vùng vết cắn. Theo quan sát ban đầu của các bác lớn tuổi có kinh nghiệm thì có thể đó là vết cắn của rắn độc.
Lúc này mấy bác nhanh chóng lấy rửa thật kỹ vết thương bằng nước muối, rồi cho thằng bé nhai khoảng 10 đọt lá mã đề rồi kêu nuốt phần nước và lấy phần xác lá đắp lên vết thương. Tiếp đến là garo mạch bạch huyết và chuyển đến cơ sở y tế để theo dõi thêm.
Theo kinh nghiệm của những người lớn tuổi thì bị rắn độc cắn cũng giống như khi bị chó dại cắn, nếu để nọc độc đi vào cơ thể theo đường mạch bạch huyết sẽ rất nguy hiểm. Do đó, khi bị rắn cắn cần rửa sạch vết thương và garo mạch bạch huyết mới có tác dụng, không garo động mạch hay tĩnh mạch.
Lưu ý là trong khi rửa sạch vết thường, chúng ta không được nặn, bóp quá nhiều vì có thể làm nọc độc vận chuyển nhanh về tim gây nguy hiểm cho người bị rắn cắn.
Còn về việc sử dụng lá mã đề đắp lên vết thương là vì trong đông y, cây mã đề có tác dụng rất tốt trong việc hút độc ở các vết thương do rắn cắn, chó dại cắn.
Cây mã đề có khả năng chữa được rất nhiều căn bệnh khác nhau và một trong những tác dụng ấy chính là khả năng hút chất độc, làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc. Theo các nghiên cứu hiện đại, mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ. Trong lá và thân mã đề có chứa một loại chất hóa học có tên là aucubin được chứng minh là có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.
Dưới đây là cách dùng lá mã đề để hút chất độc do bị rắn độc hay chó dại cắn nè.
Ngay khi bị rắn cắn hoặc chó dại cắn, mọi người nên lấy ngay khoảng 10 đọt lá cây mã đề (bao gồm cả lá và cuống lá) cho người bị rắn cắn nhai kỹ trong miệng và nuốt phần nước, phần bã của mã đề sẽ dùng để đắp vào vết cắn để cấp cứu giải độc.
Lưu ý: Nếu nạn nhân bị bất tỉnh thì dùng lá mã đề giã nát, chắt phần nước đổ vào miệng nạn nhân, phần bã dùng để đắp vào vết thương.
Tùy vào độ tuổi mà chúng ta sẽ áp dụng liều lượng lá mã đề khác nhau và đặc biệt là sau khi sơ cứu người bị rắn cắn tại nhà, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị nhé.