Tốt nhất không nên dùng bình giữ nhiệt để đựng các loại nước có tính axit cao và nước có vị chua.
Bình giữ nhiệt không nên dùng để đựng các loại nước có tính axit cao và nước có vị chua
Mùa đông là lúc mà bình giữ nhiệt phát huy công dụng hơn bao giờ hết. Dù đi làm hay đi học, bình giữ nhiệt cũng là vật dụng tiện ích để mang theo đựng nước ấm. Nhưng không phải thứ nước nào cũng có thể đựng vào bình giữ nhiệt, nếu làm sai không chỉ làm hỏng bình mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
PGS.TS Trần Hồng Côn (khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) cho biết, sở dĩ bình giữ nhiệt inox có thể giữ ấm là bởi ở bên trong nhà sản xuất thường nhồi sợi amiăng. Amiăng tuy là một chất gây độc nhưng bình giữ nhiệt sẽ an toàn nếu như được sản xuất bằng nguyên liệu chất lượng và chỉ dùng để đựng nước lọc, nước trà…
Dù đi làm hay đi học, bình giữ nhiệt cũng là vật dụng tiện ích để mang theo đựng nước ấm.
Bình giữ nhiệt tốt nhất không nên dùng để đựng các loại nước có tính axit cao như: nước ép hoa quả, nước dâu ngâm, nước sấu ngâm… và các loại nước có vị chua khác. Ngoài ra, bình giữ nhiệt cũng không nên dùng để đựng các món ăn như dưa muối, cà muối, các món canh chua. Lý do là bởi các loại nước, món ăn này sẽ kích thích quá trình giải phóng kim loại nặng trong inox, dẫn tới các phản ứng hóa học, từ đó có thể tạo ra một số chất gây ung thư, hoặc nhẹ hơn thì gây đau bụng, ngộ độc.
Bên cạnh đó, khi dùng bình giữ nhiệt, mọi người không nên thay đổi đột ngột nhiệt độ nước từ nóng sang lạnh và ngược lại bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của bình. Khi muốn thay đổi từ nước lạnh sang nước nóng hoặc ngược lại thì cần để bình trở về nhiệt độ bình thường khoảng 10-15 phút.
Bình giữ nhiệt tốt nhất không nên dùng để đựng các loại nước có tính axit cao như: nước ép hoa quả, nước dâu ngâm, nước sấu ngâm…
Bình giữ nhiệt có dấu hiệu này thì bạn đã đến lúc thay mới
Bình giữ nhiệt không có nguồn gốc, xuất xứ
Các chuyên gia khuyên lưu ý đầu tiên khi mua và sử dụng lâu dài bình giữ nhiệt đó là phải có nguồn gốc, xuất xứ. Bởi những sản phẩm này đã được cơ quan chức năng kiểm định về độ an toàn… Các loại bình giữ nhiệt chất lượng kém có thể sử dụng các nguyên liệu không sạch, không an toàn cho cơ thể, quy trình sản xuất thủ công gây rò rỉ lớp giữ nhiệt amiăng… Trong khi đó, amiăng là chất có thể gây ra bệnh ung thư phổi.
Các chuyên gia khuyên lưu ý đầu tiên khi mua và sử dụng lâu dài bình giữ nhiệt đó là phải có nguồn gốc, xuất xứ.
2. Thấy nắp, đường gioăng cao su của bình giữ nhiệt đã bị hỏng
Khi phần nắp và gioăng cao su bị hỏng… thì bạn nên mua sản phẩm mới bởi lúc này bình giữ nhiệt đã không còn kín hơi, dẫn tới giữ nhiệt kém. Không những vậy, những chiếc bình như thế có thể bị chảy nước nóng ra ngoài và gây bỏng cho người dùng.
3. Bình đã bị méo móp
Những chiếc bình đã bị méo móp, biến dạng… thì không nên dùng vì có thể lớp giữ nhiệt bên trong bình không còn nguyên vẹn. Khi đó, chất liệu giữ nhiệt có thể bị rò rỉ gây hại cho người dùng.
Khi phần nắp và gioăng cao su bị hỏng… thì bạn nên mua sản phẩm mới.
4. Bình giữ nhiệt không còn giữ ấm được lâu
Cũng như bao vật dụng khác, bình giữ nhiệt cũng cần được thay mới định kỳ. Một chiếc bình giữ nhiệt chỉ nên sử dụng trong vòng 6 tháng – 1 năm. Nếu thấy bình không còn giữ ấm được nước, thời gian giữ ấm không lâu… thì có thể bình đã bị hỏng. Lúc này việc mua một chiếc bình giữ nhiệt mới là điều nên làm.