Gừng được bày bán rất nhiều ở các khu chợ. Tuy nhiên để chọn được những củ gừng ngon, có độ thơm và cay đạt chuẩn lại cần có bí quyết. Người trồng gừng lâu năm mách, muốn mua gừng ngon có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây:

Chọn theo vỏ ngoài của gừng

Thông thường, bề mặt của củ gừng sẽ tương đối thô ráp, không mịn và cũng không nhẵn bóng. Khi dùng ngón tay cạo ít lớp vỏ bên ngoài, nếu thấy phần vỏ và thịt gừng có sự khác biệt màu sắc khá rõ ràng thì đó là củ gừng thơm, cay chuẩn. Ngược lại, nếu màu sắc của thịt và củ gừng tương đồng nhau thì củ này sẽ kém cay, kém thơm hơn

Chọn theo màu sắc của gừng

Nhìn chung, bề mặt của gừng bình thường sẽ không nhẵn bóng mà tương đối thô ráp và không được mịn lắm. Chỉ cần dùng ngón tay cạo nhẹ miếng gừng, bạn có thể thấy vỏ gừng và thịt gừng bên trong có sự chênh lệch màu sắc tương đối rõ ràng, như vậy chất lượng củ gừng tương đối tốt.
Empty


Nếu vỏ củ gừng nhẵn, vàng, cạo nhẹ vỏ thấy lõi bên trong cũng có màu tương đồng thì chứng tỏ củ gừng này ít cay, kém thơm.

Chọn theo mùi hương của gừng

Với những củ gừng tươi ngon đạt chuẩn, khi dùng tay cạo nhẹ lớp vỏ thì bạn sẽ ngửi thấy được mùi thơm nồng, ấm nóng rất đặc trưng, còn nếu cạo ra chỉ thấy mùi thơm cay nhẹ thì đấy là củ gừng ít cay, kém ngon hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tránh mua những củ gừng có mùi lạ vì nó có thể đã bị hỏng.

Chọn theo kích thước củ gừng

Để chọn được những củ gừng tươi ngon, bạn nên hạn chế mua những củ gừng to, vỏ bóng, sạch sẽ và nhẵn nhụi mà ngược lại nên mua những củ gừng nhỏ, vỏ sần sùi nhưng cầm chắc tay vì đó chính là những củ còn tươi, thơm nhiều và cay chuẩn.

Không mua gừng đã mọc mầm

Giống như tỏi, gừng mọc mầm sẽ có mùi vị và chất lượng kém hơn gừng tươi. Gừng mọc mầm thường héo và mất nước, ăn cũng không ngon. Do đó, khi mua gừng, tránh mua những củ gừng mọc mầm nhé.
Empty
Bên cạnh đó, hãy chọn những củ gừng trông căng mẩy, vỏ không bị héo, bẻ thử ra thấy tươi và thậm chí bắn ra chút nước.



Cách bảo quản gạo cũng rất đơn giản, chỉ cần cho gừng vào gạo. Phương pháp này tương tự như phương pháp bảo quản bằng cát, cũng chính vì gạo là chất hút ẩm tốt, có tác dụng hấp thu nên có thể tạo môi trường kín và khô cho gừng. Đồng thời, nó có thể cách ly với không khí bên ngoài và làm giảm quá trình oxy hóa của gừng, từ đó ức chế sự nảy mầm của gừng. Lưu ý, trước khi bảo quản, cần làm sạch gừng trước để gạo không bị bẩn hay ố, vẫn ăn được.